|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhà đầu tư chiến lược của Hapro phải có vốn chủ sở hữu trên 2.000 tỷ đồng

15:35 | 08/03/2017
Chia sẻ
Ngày 7/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định phê duyệt tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro).

Theo đó, nhà đầu tư chiến lược phải có năng lực tài chính đáp ứng một số tiêu chí cụ thể như: Có vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính (được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập) thời điểm gần nhất trên 2.000 tỷ đồng.

Không có nợ xấu, có chỉ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không quá 3 lần theo báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2015, có lợi nhuận ròng sau thuế dương trong 2 năm (2014-2015) và trên báo cáo tài chính gần nhất năm 2016.

Doanh nghiệp kinh doanh không vi phạm pháp luật, chứng minh được nguồn tài chính có giá trị tối thiểu bằng giá trị cổ phần đăng ký mua, cụ thể: Phải cam kết đặt cọc 30% và có thư bảo lãnh của ngân hàng đối với 70% nguồn tài chính đăng ký mua cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu).

Thực hiện mua cổ phần đã đăng ký sau khi đấu giá cổ phần công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc.

nha dau tu chien luoc cua hapro phai co von chu so huu tren 2000 ty dong

Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Đặc biệt ưu tiên đối với lĩnh vực kinh doanh về xuất nhập khẩu, phát triển thị trường nội địa, có hệ thống thương mại bán lẻ hoặc đang sở hữu doanh nghiệp khác kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển thị trường nội địa, có hệ thống thương mại bán lẻ phù hợp ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty.

Nhà đầu tư chiến lược có cam kết cùng công ty cổ phần kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, các tồn tại của Tổng công ty và cam kết xử lý tất cả các tồn tại của Tổng công ty chưa được xử lý tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu Hapro đạt 2.499 tỷ, hoàn thành 50,1% kế hoạch năm và lợi nhuận trước thuế đạt 19,4 tỷ đạt 46% kế hoạch năm.

nha dau tu chien luoc cua hapro phai co von chu so huu tren 2000 ty dong

Trong năm 2016, Hapro đã thoái vốn Nhà nước ở nhiều công ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, phần lớn các công ty con mà Hapro nắm 100% vốn là những đơn vị nắm quỹ đất và mặt bằng thương mại lớn tại Hà Nội đến nay vẫn chưa hoàn thành cổ phần hóa.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tràng Thi đang quản lý tới 42 khu đất (phần lớn là đất thuê trả tiền hàng năm) tại Hà Nội.

nha dau tu chien luoc cua hapro phai co von chu so huu tren 2000 ty dong

Trong đó có dự án TTTM số 10B Tràng Thi diện tích 1.800m2 cao 4 tầng với tổng mức đầu tư 2,5 triệu USD; dự án 47 Cát Linh 2.163m2; khu đất vàng 2.098m2 tại số 12-14 Tràng Thi mà đơn vị này đặt làm trụ sở...

Trong đợt thoái vốn ở Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tràng Thicủa Hapro, đã có 3 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua hết 3,1 triệu cổ phần, và cổ đông chiến lược đăng ký mua toàn bộ 20% cổ phần là Nguyễn Kim.

nha dau tu chien luoc cua hapro phai co von chu so huu tren 2000 ty dong

Một khu đất vàng khác mà Hapro sở hữu hiện đang được phát triển thành tổ hợp thương mại dịch vụ cao cấp tại số 5 Lê Duẩn (Hà Nội), công trình này đang xây dựng dở dang.

Dự án này được Hapro khởi công từ 2010, xây dựng trên khu đất 1.624m2, diện tích xây dựng công trình là 891 m2, mật độ xây dựng 55%, chiều cao công trình là 33 m (bao gồm 09 tầng cao, 03 tầng hầm, 01 tầng tum…làm TTTM và văn phòng cho thuê.

Đặc biệt, đã có thông tin dự án này có sự hợp tác của Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji hợp tác đầu tư. Tuy nhiên, gần đây báo chí đã phản ánh công trình bỗng dưng “đắp chiếu” nhiều tháng qua. Và lãnh đạo Hapro cũng đã lên tiếng cho biết đúng là công trình chậm tiến độ so với kế hoạch, nguyên nhân chính là do kinh tế suy thoái dẫn đến khó khăn và việc xin điều chỉnh quy hoạch nâng chiều cao nhưng không được chấp thuận, nếu xây có khả năng sẽ lỗ.

nha dau tu chien luoc cua hapro phai co von chu so huu tren 2000 ty dong

Hapro đồng thời cũng là chủ đầu tư dự án 11B Cát Linh 17,720m2, đây là tòa nhà cao 15 tầng và 2 tầng hầm, 1 tầng mái, gồm có 5 tầng thương mại, 10 tầng văn phòng cho thuê và trụ sở Hapro.

Một công ty con khác Hapro Holdings thành lập năm 2007, chuyên đầu tư vào các khu mặt bằng thương mại, dự án BĐS ở Hà Nội và các tỉnh thành khác. Một số dự án điển hình như Quang Hanh (Cẩm Phả, Quảng Ninh) 2ha, Bắc Giang (6000m2), Phủ Lý –Hà Nam (1922m2), Hưng Hà – Thái Bình 10.000m2, Đa Tốn – Gia Lâm 23.730m2, Sóc Sơn 6.340m2, Hapro Việt Trì 5,5ha… Ngoài ra, Hapro Holdings còn đang phát triển một khu biệt thự cao cấp ở Phú Quốc có diện tích 6,5ha.

Công ty CP Thương mại – Đầu tư Long Biên hiện đang quản lý 11 cơ sở nhà đất đang thuê làm thương mại văn phòng làm việc quanh khu vực Gia Lâm, Long Biên: từ 300m2 đến 2000m2 với tổng quỹ đất khoảng 10.000m2. Hiện Hapro đang nắm cổ phần chi phối và có kế hoạch thoái phần vốn nhà nước xuống còn 30% vào năm nay.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Duy Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.