|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nguyên TGĐ PV Power: Do Tập đoàn ép nên dù biết hợp đồng EPC 33 chưa đủ điều kiện nhưng vẫn ký

15:33 | 10/01/2018
Chia sẻ
Bị cáo Vũ Huy Quang (Nguyên Tổng giám đốc PV Power) trước khi ký hợp đồng EPC 33 đã biết không đủ điều kiện nên báo cáo Tập đoàn bằng 3 văn bản nêu chi tiết các vấn đề.
nguyen tgd pv power do tap doan ep nen du biet hop dong epc 33 chua du dieu kien nhung van ky Luật sư truy vấn giám định viên về cách tính thiệt hại trong đại án Đinh La Thăng
nguyen tgd pv power do tap doan ep nen du biet hop dong epc 33 chua du dieu kien nhung van ky Tóm tắt phiên xử Đinh La Thăng 9/1: Ông Thăng nhận trách nhiệm, Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô

Sáng ngày 10/1, phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái tại Tập đoàn dầu khí PVN và Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) do bị cáo Đinh La Thăng (Nguyên chủ tịch HĐQT PVN), Trịnh Xuân Thanh (Nguyên tổng giám đốc PVC) và 20 đồng phạm tiếp tục phần thẩm vấn liên quan việc ký hợp đồng 33 khiến PVN thiệt hại 119 tỷ đồng.

nguyen tgd pv power do tap doan ep nen du biet hop dong epc 33 chua du dieu kien nhung van ky
Phiên tòa sáng 10/1 (Ảnh: TTXVN)

Bị cáo Vũ Huy Quang (Nguyên Tổng giám đốc PV Power) khai do bị Tập đoàn ép tiến độ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nên ký hợp đồng EPC 33 với mục tiêu phục vụ việc khởi công, chứ không có căn cứ để thực hiện bất cứ hạng mục nào. Hợp đồng này cũng chỉ là nêu giá tạm tính dựa trên hợp đồng cũ...

Bị cáo Quang cho biết đã nhiều lần khẳng định chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng.

HĐXX: "Hợp đồng như vậy thì có giá trị pháp lý không?”

Bị cáo Quang: "Biết rõ không có giá trị pháp lý, không đúng vẫn ký".

HĐXX: "Biết sai nhưng vẫn phải ký, đúng không?”

Bị cáo Quang cho biết trước khi ký đã biết không đủ điều kiện nên báo cáo Tập đoàn bằng 3 văn bản nêu chi tiết các vấn đề. Theo đó, PV Power đề xuất ký vào tháng 6/2011 để có thêm thời gian chuẩn bị căn cứ pháp lý, song tập đoàn chỉ đạo ký trước ngày 28/2/2011.

Theo bị cáo Quang, trong một cuộc họp giữa ông Thăng với PVC và PV Power, bị cáo nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển giao dự án (từ PV Power sang PVC) cùng quan điểm đây là hợp đồng cực kỳ thiếu sót cần ký lại. Bị cáo Thăng sau đó yêu cầu Ban quản lý mới rà lại hợp đồng.

Khi được hỏi về việc chuyển tiền tạm ứng cho nhà thầu PVC, bị cáo Phùng Đình Thực (Nguyên Tổng giám đốc PVC) khai không có chỉ đạo nào về việc ký hợp đồng. Trong 4 lần chuyển tiền tạm ứng cho PVC theo cáo trạng quy kết, ông Thực chỉ đạo một lần với nội dung "xem xét giải quyết phù hợp với hợp đồng". Ba lần còn lại, bị cáo Thực khai, không chỉ đạo nhưng PVN vẫn chuyển tiền tạm ứng cho PVC. Bị cáo Thực cho rằng vai trò, vị trí của mình trong việc chuyển tiền là mờ nhạt.

Ngày 2/7/2010, PVN phê duyệt Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PV Power (thuộc PVN) làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD.

Ngày 28/2/2011, ông Vũ Huy Quang (Tổng giám đốc PV Power) và Vũ Đức Thuận (Tổng giám đốc PVC) ký Hợp đồng EPC số 33 về việc thiết kế, chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm, cung cấp, đóng gói và vận chuyển, giao hàng...

Ngày 13/5/2011, PVN, PVPower và PVC đã ký Hợp đồng số 4194 chuyển đổi chủ thể Hợp đồng EPC số 33. Theo đó chuyển chủ đầu tư dự án từ PVPower sang PVN.

Theo cơ quan điều tra, đến ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVN làm chủ đầu tư, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.

Sau khi PVC nhận tiền tạm ứng, các bị can Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt và Trương Quốc Dũng đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án. Đến ngày 22/11/2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng, thiệt hại hơn 119 tỷ đồng.

Đông A

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.