|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người sáng lập Triip.me: 'Tôi ước mình có một cố vấn dày dạn kinh nghiệm!'

14:50 | 05/05/2018
Chia sẻ
"Đôi lúc trên con đường khởi nghiệp, tôi ước gì mình có một mentor (cố vấn dày dạn kinh nghiệm) để không phải trả giá quá đắt".
nguoi sang lap triipme toi uoc minh co mot co van day dan kinh nghiem Nhà sáng lập The Coffee House Nguyễn Hải Ninh: 'Tôi chỉ cạnh tranh với chính mình'
nguoi sang lap triipme toi uoc minh co mot co van day dan kinh nghiem 'Hồn Việt' khi khởi nghiệp và khát vọng vươn ra toàn cầu
nguoi sang lap triipme toi uoc minh co mot co van day dan kinh nghiem
Lâm Thị Thúy Hà, người sáng lập Triip.me. Ảnh nhân vật cung cấp

Triip.me, một nền tảng du lịch kết nối du khách với người dân địa phương trên toàn thế giới, cho phép mọi người chia sẻ ý tưởng về một tour du lịch chia sẻ cuộc sống và cá nhân với khách du lịch.

Chỉ trong vòng 5 năm, Triip.me đã có mặt tại 98 quốc gia và 165 thành phố, được nhà đầu tư thiên thần rót vốn 500 ngàn USD.

Chủ nhân của Triip.me chính là Lâm Thị Thúy Hà, một người mẹ trẻ ba con xinh đẹp, đầy nhiệt huyết với du lịch, người luôn nghĩ ra những điều mới mẻ để tạo nên sự quyến rũ chân thật cho tài nguyên bản địa thế giới, cả về cảnh sắc, con người, văn hóa…

Cô đã được Forbes bầu chọn lọt top 30 tài năng trẻ dưới 30 tuổi châu Á năm 2016.

Trong tọa đàm “Doanh nhân trẻ và khát vọng toàn cầu”, Thúy Hà đã chinh phục mọi người bởi sự chân thành và nhạy bén, khi cô chia sẻ về những thăng trầm mà mình đã trải qua, như những bài học quý cho các startup.

“Những nhà sáng tạo của Triip.me”

Trên tạp chí Techinasia đã có bài viết về khoản đầu tư 500 ngàn USD mà Triip.me đã nhận được, trong đó, Lâm Thị Thúy Hà chia sẻ: “Những trải nghiệm du lịch rất thực, rất nguyên bản của là những trải nghiệm từ trái tim, chứ không phải vì lợi nhuận.

Người hướng dẫn đã có công việc riêng hàng ngày, nên họ không bị chi phối bởi tiền hoa hồng như những hướng dẫn viên du lịch truyền thống.

Bằng cách này, Triip.me tin du khách sẽ có những trải nghiệm rất tuyệt vời, rất thực, và rất độc đáo”.

Người bạn đời, cũng là một chuyên gia công nghệ của Thúy Hà, chia sẻ: “Chúng tôi thay đổi cách thức người ta đi du lịch trên khắp thế giới, tạo ra công việc cho người bản địa và giúp những thành phố bảo tồn văn hoá của mình".

Làm như thế, Triip.me tạo ra lợi ích vô hình cho những hướng dẫn viên du lịch, du khách và chính phủ địa phương.

Với những dịch vụ được cung cấp bởi các nguồn lực từ cộng đồng, tính an toàn là điều đáng quan ngại nhất.

Triip.me đảm bảo tất cả tour được đăng trên nền tảng của họ đều an toàn vì họ đã kiểm tra toàn bộ thông tin về nhân thân của các hướng dẫn viên du lịch.

Triip.me yêu cầu họ phải gửi bản photo giấy tờ cá nhân như passport hay CMND còn hiệu lực.

Triip.me cũng theo dõi định vị địa điểm theo thời gian thực của họ trong suốt quá trình dẫn tour thông qua ứng dụng đi động.

Với khách du lịch, Triip.me cung cấp một biên bản thoả thuận 3 bên, khi du khách trả tiền cho Triip.me, tiền được giữ cho đến khi tour kết thúc và khách hàng hài lòng.

Sau đó Triip.me trả 90% cho hướng dẫn viên và giữ lại 10%.

Triip.me cũng có hệ thống đánh giá 2 chiều cho phép đuổi cổ những du khách hay hướng dẫn viên có hành vi xấu.

Triip.me đang trong quá trình chuẩn hoá các hoạt động dẫn tour khắp thế giới thông qua một nền tảng học trực tuyến mà họ xây dựng cho những thành viên của mình.

"Chúng tôi tích lũy những cách làm tốt nhất từ những hướng dẫn viên bản địa để tất cả mọi người có thể học hỏi lẫn nhau làm thế nào để phục vụ khách hàng tốt nhất”, người sáng lập Triip.me cho biết.

Ngay từ khi đang học khoa Đông phương học, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà đã làm thêm công việc hướng dẫn viên du lịch, như một cách để trau dồi tiếng Anh, và nuôi dưỡng tình yêu của mình với những địa danh văn hóa của đất nước.

Từng là Ủy viên ban thư ký Hội sinh viên trường, Chủ nhiệm CLB Sài Gòn Hotpot (lẩu Sài Gòn), Thúy Hà có cơ hội tham gia các hoạt động tình nguyện, giao lưu trong môi trường quốc tế.

Với vốn ngoại ngữ phong phú và sự năng động vốn có, tour của Hà được xếp hạng nhất trong những hoạt động hàng đầu tại TP.HCM dành cho du khách trên Tripadvisor.

Thấy được cơ hội kinh doanh từ ý tưởng này, Hà cùng chồng là Hải, một người rất giỏi về công nghệ và bạn bè đã quyết định lập Triip.me năm 2013.

Khai thác ưu thế của công nghiệp 4.0 dựa trên nền kinh tế chia sẻ, Triip.me huy động nguồn lực từ cộng đồng, các tour du lịch địa phương ở mọi nơi trên thế giới.

Nền tảng này cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra gói tour riêng của mình và bán nó cho du khách.

Không như các tour truyền thống, thường áp dụng phương thức “một sản phẩm dùng chung cho tất cả” và thường chỉ bao gồm những địa điểm nổi tiếng nhất và đông đúc nhất, tour của Triip.me được tạo ra bởi cá nhân những người bản địa, Triip.me gọi họ là “Những nhà sáng tạo của Triip.me”.

Vì các tour được huy động ý tưởng từ cộng đồng, bạn có thể trông đợi những trải nghiệm vô cùng độc đáo từ Triip.me.

Ví dụ như lái một chiếc ghe nhỏ để tham quan chợ nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long với một gia đình bản địa, hoặc đi xa một chút khỏi trung tâm thành phố Hà Nội đông đúc, ồn ào, khói bụi để tham quan một lâu đài cổ, qua sự hướng dẫn của một sinh viên dễ thương.

Triip.me khởi đầu với những tour nội địa tại Việt Nam, hiện vẫn là một thị trường du lịch đang nổi, và sớm mở rộng ra các thành phố khác trên thế giới.

Bây giờ thì du khách có thể đặt hẹn để một giáo sư trường Harvard thiết kế cho mình một tour riêng tham quan trường đại học nổi tiếng này, hoặc Giám đốc hiện trường của bộ phim The Tourist sẽ mời bạn chiêm ngưỡng những khung cảnh nơi thực hiện bộ phim tại Paris và Venice.

Năm 2013, hai vợ chồng khởi nghiệp Triip.me vào thời điểm khá khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư tại Việt Nam.

Hệ sinh thái khởi nghiệp chưa phát triển, chính phủ chưa hỗ trợ nhiều, và rất nhiều trường hợp các công ty vẫn phá sản sau khi nhận được tiền đầu tư.

Không có đủ tiền mặt để xây dựng một đội ngũ chuẩn mực nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, sau khi xài tiền túi được hơn một năm, họ phải quyết định chơi tới cùng là… bán nhà.

Đó là một quyết định khó khăn vì khi ấy Hà đã có 2 con nhỏ. Đó là năm 2014.

Nhưng giờ thì Triip.me, một nền tảng áp dụng mô hình tương tự Airbnb dành cho du lịch nội địa, đã gọi vốn thành công 500.000 USD từ Gobi Partners, một nhà đầu tư mạo hiểm trụ sở chính tại Thượng Hải với danh mục hơn 140 công ty tại Trung Quốc và Đông Nam Á.

Nguồn tiền này giúp Triip.me có nhiều cơ hội hơn để phát triển, và công ty đã tiến một bước dài kể từ những ngày đầu tiên.

nguoi sang lap triipme toi uoc minh co mot co van day dan kinh nghiem
Lâm Thị Thúy Hà (trái) cùng các cộng sự. Ảnh: L.Ngân/TTO.

Ngay từ khi khởi nghiệp, chị đã có khát vọng đưa Triip.me ra toàn cầu chưa? Để biến nó thành hiện thực chi đã phải trải qua những thử thách nào?

Triip.me định hướng ngay từ đầu là phát triển toàn cầu bằng cách sử dụng nền tảng công nghệ, không biên giới, kết nối khách du lịch với người địa phương, ai cũng có thể làm tour, từ một đầu bếp, một người pha cà phê…

Bài học ra toàn cầu của Triip.me rất nhiều chông gai, thử thách.

Sau khi ra trường làm dự án cho PNJ được 3 năm, tôi nghĩ mình đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm.

Thời đó statup công nghệ kêu gọi vốn ở nước ngoài khá phát triển, nhưng ở Việt Nam còn rất mới, nhất là áp dụng nền kinh tế chia sẻ như Triip.me.

Tôi và ông xã đã phải quyết định bán nhà, dồn hết tâm sức cho mô hình này, khi thất bại về kêu gọi vốn tại Việt Nam.

Chỉ trong 6 tháng, Triip.me phát triển 21 quốc gia, phủ sóng toàn bộ Đông Nam Á…

Tuy nhiên, sau 6 tháng, tài chính bắt đầu cạn kiệt, mà chúng tôi lại đang cần rất nhiều tiền để chạy đua tăng độ phủ sóng, giành giật thị trường cùng với những đối thủ hùng mạnh từ Nhật, Mỹ đến.

Cứ nghĩ mô hình đầy tiềm năng này sẽ dễ dàng kêu gọi vốn. Lúc đó mình còn non kinh nghiệm, khó nhà đầu tư nào dám đầu tư.

Nhà đầu tư thiên thần đến từ Singapore sau khi sử dụng sản phẩm của Triip.me quyết định bỏ vốn, sau đó một nhà đầu tư nữa chính là ông Mario Hardy, CEO của Hiệp hội du lịch châu Á – Thái Bình Dương (PATA).

Nếu giả sử không được đầu tư đúng vào thời điểm khó khăn nhất ấy, liệu chị có phương án cho thất bại?

Nghĩ lại giai đoạn 2013, khi mình mới sinh con được 6 tháng, phải bán nhà, đi ở nhà thuê gần công viên Lê Văn Tám… thấy mình thật dũng cảm vì cứ day dứt mãi khi nghĩ đến tương lai các con.

Quyết định nghỉ việc ở PNJ cũng là một bước ngoặt dũng cảm như thế, đó là đam mê kèm mục tiêu, vì hơn ai hết tôi biết sự khác biệt về sản phẩm của Triip.me.

Tôi có 10 năm kinh nghiệm trong ngành du lịch, từng làm hướng dẫn viên du lịch, niềm đam mê này cứ thôi thúc trong tôi, kể cả khi ngủ.

Niềm đam mê này cũng giúp mình hội tụ kiến thức trong lĩnh vực du lịch, để sống hết lòng vì mục tiêu chính.

Con người ai cũng có một cuộc đời, tôi chứng kiến nhiều bạn bè sống vật vờ , mình may mắn tìm thấy đam mê, và tôi nghĩ phải làm điều gì cho các con tự hào về thời gian sống ấy của ba mẹ chúng.

Còn phương án thất bại ư? Nếu mất hết, thì mình lại trở lại đời hướng dẫn viên du lịch, lấy tiền để sống và… tiếp tục đam mê!

Nhưng rất may mắn, sau tháng đầu tiên họ rót vốn vào Triip.me, doanh thu của nền tảng này tăng 300%.

Sau hai năm, giá trị tài sản của cả hai nhà đầu tư thiên thần này ở Triip.me được định giá tăng năm lần.

Hiện tại, Triip.me đã có mặt trên 98 quốc gia và 165 thành phố trên khắp thế giới.

nguoi sang lap triipme toi uoc minh co mot co van day dan kinh nghiem

Chị đã tận dụng nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 từ rất sớm? Nguồn nhân lực nào có thể giúp chị triển khai được ý tưởng của mình?

Tốc độ toàn cầu hóa đang diễn ra rất nhanh, công cụ duy nhất là công nghệ thông tin. Thời điểm đó Hà và ông xã cùng 2 bạn nữa cày rất nhiều.

Cũng nhờ thời gian làm hướng dẫn viên du lịch, mình đã lưu lại tất cả email và địa chỉ của bạn bè quốc tế, có đến hơn 1.000 du khách.

Tôi đã tận dụng nguồn lực có sẵn và rẻ tiền này bằng cách gửi email cho họ để giới thiệu về Triip.me.

Tôi ghi chép rất kỹ về mỗi người, tìm hiểu sở thích của họ là gì? Họ thích làm gì trong thời gian rảnh?

Rồi mình tự tạo tour trải nghiệm cho các bạn, khuyến khích các bạn chia sẻ nhiều hơn về sở thích của họ, chia sẻ điều này với các bạn bè khác tại các quốc gia…

Về nhân lực, tôi sử dụng các bạn sinh viên, lên trang web “tìm việc” trên thế giới tìm hướng dẫn viên tự do, tất cả ai có thời gian rảnh, từ kỹ sư, kiến trúc sư, người làm vườn… rồi đăng quảng cáo trên các diễn đàn tìm việc thế giới.

Mỗi tuần có hơn 1.000 hồ sơ trên toàn thế giới gửi về, giúp tôi có thêm công cụ thứ hai: con người, nguồn lực.

Các bạn sinh viên thích học hỏi, ham công nghệ, tôi rất cảm ơn các bạn thực tập sinh ngày đêm cày để tuyển người, tạo kết nối cho Triip.me.

Chị có lo sợ làn sóng M&A sẽ biến Triip.me thành thương hiệu nước ngoài?

Việc M&A, IPO là ước mơ bất kỳ công ty công nghệ nào, nhất là có CEO là người Việt, trên sàn quốc tế, khẳng định trí tuệ, tài năng của người Việt, cạnh tranh về trải nghiệm của người dùng.

Trong lĩnh vực du lịch, 99% công ty du lịch là M&A, B2B.

Nếu phát triển Triip.me may mắn gặp nhà đầu tư giúp mình lên tầm cao mới, được đứng vào thung lũng Silicon Valley thì đó là niềm hạnh phúc với người làm công nghệ.

Câu hỏi về ô nhiễm và những vấn đề phát triển bền vững đang đặt ra những thách thức nào với người làm du lịch?

Ô nhiễm bắt nguồn từ những chỗ rất đông người.

Triip.me luôn nhấn mạnh thông điệp: bất kỳ trải nghiệm nào, 5% lợi nhuận sẽ đi về thành phố đó, thay thế chai nhựa bằng chai tái sử dụng, không chạy theo hay phát triển ở những thành phốthu hút nhiều khác du lịch.

Phương châm của Triip.me sẽ chọn thành phố vệ tinh, đất nước vệ tinh, vì khách của Triip.me là ở đó.

Khi đám đông lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ô nhiễm văn hóa.

Để đấu với đối thủ cạnh tranh trị giá hàng trăm triệu USD trên thế giới, Triip.me phát triển ở những quốc gia, thành phố ít người biết đến, đó là những người đi du lịch có sự hiểu biết về con người, hiểu biết về văn hóa, như Butan, Madagascar, … những nơi chọn lọc khách hàng có tầm ảnh hưởng, lan tỏa tinh thần của Triip.me.

Triip.me cam kết bảo đảm du lịch bền vững và có đạo đức. Đặc biệt chỉ số hạnh phúc của người dân suy giảm là việc rất đáng quan tâm.

Vậy bài học nào đắt giá nhất với chị trong quãng đường khởi nghiệp mà chị muốn chia sẻ với các startup?

Đôi lúc trong chặng đường khởi nghiệp, tôi gặp được các anh chị doanh nhân đã đối mặt với cạm bẫy trên thương trường.

Trong giai đoạn khủng hoảng, tôi may mắn gặp một người chị, dù chị rất bận rộn. Tôi ước gì mình có một mentor (cố vấn dày dạn kinh nghiệm) để không phải trả giá quá đắt.

Kinh nghiệm xương máu của Triip.me là từng bị tòa án của Singapore gọi ra tòa, lúc ấy mình phải đóng hết các khách hàng từ Singapore trên Triip.me.

Mình nghĩ đơn giản Uber phát triển toàn cầu thì mình cũng phát triển được, nhưng do không hiểu luật của Singapore vô cùng khắt khe, bất cứ hướng dẫn viên du lịch nào cũng phải được đào tạo có bằng cấp.

Lần đầu tiên đứng trước quan toà của Singapore, mình cũng run lắm.

Sau khi thấy thiện chí và nghe những mình trình bày trước tòa về mô hình kinh doanh dựa trên nền kinh tế chia sẻ và giá trị cốt lõi của Triip.me, tòa án Singapore đã thông cảm và không phạt Triip.me nữa.

Lời khuyên của mình là nếu phát triển ở quốc gia nào nên tìm hiểu luật pháp đó. Muốn toàn cầu hóa, chúng ta cần phải chơi đúng luật.

Cho tới thời điểm này, mình vẫn cảm thấy sợ hãi khi nhớ về cảnh phải một mình đối diện với các quan tòa ở Singapore.

Lúc ấy ước gì có nhiều mentor đáng kính, để không quá hốt hoảng, ảnh hưởng sức khỏe của mình rất nhiều.

Kim Yến