|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ngoài kinh doanh nước mắm, Liên Thành còn thích 'lướt sóng' cổ phiếu KLF

16:25 | 22/11/2017
Chia sẻ
Không chỉ kinh doanh mắm giỏi mà KLF còn có tiền sử "lướt sóng" cổ phiếu. Trước KLF,  Liên Thành đã có khoảng thời gian dài đầu tư cổ phiếu Dược Bến Tre với màn chốt lời ngoạn mục.
ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf
Ngoài kinh doanh nước mắm, 'ông lớn' Liên Thành còn thích 'lướt sóng' cổ phiếu KLF (Ảnh minh hoạ)

Cổ đông tích cực giao dịch nhất của KLF

Công ty cổ phần Chế biến Thủy Hải sản Liên Thành không chỉ nổi tiếng với người tiêu dùng với sản phẩm nước mắm Liên Thành mà còn là cái tên không mấy xa lạ gì với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bởi không chỉ kinh doanh giỏi mà 'lướt sóng" cổ phiếu cũng không kém.

Từ năm 2016, Liên Thành là cái tên gắn liền với cổ phiếu KLF của Công ty Cổ phần Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF khi là cổ đông lớn và cũng là cổ đông tích cực "lướt sóng" cổ phiếu nhất.

ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf
Tổng hợp giao dịch mua/bán cổ phiếu KLF của Liên Thành từ đầu năm 2017 đến nay (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp)

Từ đầu năm đến nay Liên Thành đã liên tục lướt sóng KLF, theo thống kê Liên Thành đã thực hiện 9 đợt giao dịch trong năm nay.

Hầu hết giao dịch của Liên Thành là thực hiện mua bán liên tục trong một khoảng thời gian. Với tỷ lệ sở hữu từ hơn 10% vào đầu năm, đến nay Liên Thành đã giảm sở hữu tại KLF xuống còn 2,81%.

Chỉ tính riêng từ cuối tháng 10 đến nay, Liên Thành thực hiện 3 đợt giao dịch. Gần đây nhất, Liên Thành bán ròng hơn 5,8 triệu cổ phiếu KLF với giá trị ước tính thu về gần 20 tỷ đồng và cũng là giao dịch lớn nhất của Liên Thành.

Không chỉ trong năm 2017 mà Liên Thành đã tích cực "lướt sóng" KLF từ năm 2016, đặc biệt giao dịch sôi động hơn từ cuối tháng 11/2016.

ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf
Tổng hợp các giao dịch mua/bán cổ phiếu KLF của Liên Thành trong năm 2016 (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp)

Nhìn vào diễn biến giá cổ phiếu KLF từ năm 2016 đến nay kết hợp với giao dịch của Liên Thành có thể thấy thời điểm Liên Thành tích cực "lướt sóng" KLF tập trung vào lúc cổ phiếu đang tăng nóng.

Ở khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12/2016, KLF đã tăng sốc hơn 110% từ mức dưới 2.000 đồng lên gần 4.000 đồng/cp, song song đó Liên Thành liên tục mua vào bán ra. KLF đã trở thành cổ phiếu dẫn đầu về khối lượng giao dịch trên HNX trong tháng 12/2016.

Khởi nguồn cho sự tăng phi mã của cổ phiếu KLF diễn ra cùng thời gian Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) công bố chủ trương mua 65% vốn tại Công ty cổ phần FLC Travel với mức giá "ngút trời" 100.000 đồng/cp. ROS lúc đó nắm 43,4% vốn FLC Travel, theo đó ROS cần mua thêm 21,6% vốn để nâng sở hữu tối đa 65% vốn. Trong khi đó KLF lại nắm giữ 36,6% vốn điều lệ của FLC Travel.

Hay thời điểm từ tháng 9 đến nay cổ phiếu KLF liên tục tăng sốc giảm sâu thì Liên Thành cũng liên tục 'lướt sóng". KLF bắt đầu trần 6 phiên liên tiếp ngay trước thềm Công ty bất ngờ thông báo triệu tập đại hội cổ đông bất thường xoay quanh phương án phát hành riêng lẻ 53 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá 10.000 đồng/cp và phát hành thêm 45 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ quyền mua là 11:3).

ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf
Diễn biến giá cổ phiếu KLF từ đầu năm 2016 đến nay (Nguồn: VNDirect)

Ông lớn sản xuất nước mắm có tiền sử "lướt sóng" cổ phiếu

Liên Thành được thành lập ngày 16/7/2001 với vốn điều lệ hiện là 99 tỷ đồng. Công ty chuyên sản xuất các loại nước mắm, hiện sản phẩm mắm của Liên Thành được bày bán phổ biến trong các siêu thị, cửa hàng. Thương hiệu nước mắm Liên Thành đã ra đời được hơn 100 năm.

Ông Hoàng Văn Phục đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên Thành và bà Nguyễn Thị Kim Hồng nắm giữ vị trí Giám đốc của Công ty.

ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf

Không chỉ "lướt sóng" KLF mà Liên Thành đã từng có thời kỳ đầu tư vào cổ phiếu DBT của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre.

Liên Thành đã tích cực gom cổ phiếu DBT từ năm 2011 và chính thức trở thành cổ đông lớn từ ngày 10/2/2011. Sau khoảng thời gian dài tích cực gom cổ phiếu DBT từ đầu năm 2013 thì đến tháng 12/2014 Liên Thành đã thoái toàn bộ gần 35% vốn tại đây.

Sau khi Liên Thành nâng sở hữu tại Dược Bến Tre lên hơn 29% vào đầu tháng 4/2014 thì bà Nguyễn Thị Kim Hồng - Giám đốc của Liên Thành đã ứng cử vào Hội đồng quản trị Dược Bến Tre trong nhiệm kỳ 2014 - 2018 tại đại hội cổ đông thường niên 2014. Bà Hồng đã trúng cử và được bầu làm Chủ tịch của Dược Bến Tre từ ngày 26/4/2014.

Tuy nhiên, sau khi Liên Thành thoái hết gần 35% vốn tại Dược Bến Tre vào ngày 1/12/2014 thì 4 ngày sau đó (tức ngày 5/12/2014), bà Hồng đã bất ngờ xin từ nhiệm và rút khỏi Hội đồng quản trị với lý do là Liên Thành đã thoái xong vốn.

ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf
Tổng hợp giao dịch mua/bán cổ phiếu DBT của Liên Thành (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp)

Kết hợp với diễn biến cổ phiếu DBT, có thể thấy Liên Thành đã có màn chốt lời ngoạn mục khi đầu tư vào Dược Bến Tre. Tính từ đầu năm 2011 đến hết năm 2014 cổ phiếu DBT đã tăng khoảng trên 200% từ mức dưới 5.000 đồng/cp lên khoảng 14.000 đồng/cp thời điểm Liên Thành thoái hết vốn.

ngoai kinh doanh nuoc mam lien thanh con thich luot song co phieu klf
Diễn biến giá cổ phiếu DBT từ đầu năm 2011 đến hết năm 2014 (Nguồn: VNDirect)

Hoàng Kiều

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.