Ngày đầu xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê: Hai nhân vật quan trọng có mặt tại tòa
Điều đặc biệt tại phiên xử Trầm Bê và Phạm Công Danh | |
Hơn 70 luật sư tham gia phiên tòa xử ông Trầm Bê |
Ông Trầm Bê trả lời rõ ràng những câu hỏi về lý lịch tại tòa
14h tòa sẽ tiếp tục phiên xử chiều.
10h50: Đại diện Sacombank, Argribank và TPBank, VNCB lên giới thiệu lý lịch.
Ngoài ra còn có đại diện Ngân hàng nhà nước gồm 6 người là ông Phan Quỳnh, Nguyễn Đình Hiếu, ông Phan Mạnh Thắng, bà Võ Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thị Hương, ông Vũ Huy Khang.
9h57: Bị cáo Trầm Bê khai báo lý lịch. Ông trả lời rõ ràng, rành mạch những câu hỏi của chủ Tọa.
Ông Trầm Bê và Phạm Công Danh đều có mặt đầy đủ trong phiên tòa xét xử ngày đầu tiên của vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2). Tuy nhiên, trong lúc các bị cáo đang khai báo lý lịch thì ông Phạm Công Danh có dấu hiệu không khỏe và được bác sĩ dẫn ra ngoài để chăm sóc.
8h30: Phiên toà bắt đầu, thư ký điểm danh sự có mặt của các bị cáo cùng các bên có liên quan.
Bị cáo Phạm Công Danh có 7 luật sư sư gồm luật sư Phan Trung Hoài, Hà Hải, Trương Quốc Hòe, Bùi Phương Lan,Trương Mạnh Cường,Trần Minh Hải, Bùi Thị Hồng Thêm.
Bị cáo Trầm Bê có 3 luật sư tham gia bào chữa gồm luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung, Phạm Quốc Khánh.
Chủ tọa phiên tòa. (Ảnh: HT) |
7h: xe chở 46 bị cáo tới, dẫn đầu là Phạm Công Danh và Trầm Bê.
Phạm Công Danh được dẫn tới tòa. (Ảnh: HT). |
Ông Trầm Bê có mặt tại phiên tòa với vẻ mặt khá hốc hác. (Ảnh: HT). |
70 luật sư và 200 người, đơn vị có liên quan của vụ án
Đại án này do Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM Phạm Lương Toản làm chủ tọa. Thẩm phán chủ toạ cùng thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên và ba hội thẩm hợp thành hội đồng xét xử (HĐXX). Vì là phiên toà lớn, HĐXX còn có hai thẩm phán dự khuyết là ông Nguyễn Văn Hà, bà Quách Thanh Bình.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP HCM tham gia phiên tòa là kiểm sát viên Trần Ngọc Quang, Nguyễn Quỳnh Lan. Và tòa đã cấp giấy chứng nhận tham gia phiên xử cho 70 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Được biết trước giờ xử có một số bị cáo nguyên là cấp dưới của ông Danh từ chối một số luật sư được giới thiệu để tự mời luật sư khác.
Bị cáo Trầm Bê có hai luật sư là Nguyễn Thị Mai Hồng và Phạm Ngọc Trung. Bị cáo Phạm Công Danh có ba luật sư là Phan Trung Hoài, Hà Hải (Đoàn luật sư TP HCM) và Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư Hà Nội). Luật sư Phan Trung Hoài cũng là người bào chữa cho ông Đinh La Thăng đang bị đưa ra xét xử vào cùng ngày hôm nay.
Ngoài ra, HĐXX còn triệu tập gần 200 người và đơn vị tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng - bao gồm hàng loạt ngân hàng, công ty tham gia giao dịch số tiền được ông Danh và đồng phạm rút từ VNCB để trả nợ và sử dụng cho mục đích cá nhân.
Đáng chú ý là một số đại gia và lãnh đạo các ngân hàng được triệu tập như bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín - Trustbank), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), bà Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT CBBank)…
Theo cáo trạng của VKSND tối cao, năm 2013 và 2014, ông Phạm Công Danh cần tiền để sử dụng nhưng không thể trực tiếp vay của ngân hàng do ông làm chủ.
Ông Danh đã chỉ đạo nhân viên Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank) và nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 công ty do ông thành lập, hoặc mượn pháp nhân lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV.
Đồng thời, ông Danh dùng tiền của VNCB gửi sang ba ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà ông Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị ba ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, số tiền của Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền các công ty vay từ 3 ngân hàng được ông Danh chỉ đạo sử dụng cho các mục đích cá nhân.
Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Trong khi đó, ngân hàng VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty đó, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.
Hành vi của ông Phạm Công Danh và các đồng phạm đã phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Hiện ông Phạm Công Danh đang phải chấp hành bản án 30 năm tù về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của TAND TP HCM, thời hạn tù tính từ ngày 29/7/2014.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/