Ngành ngân hàng Đông Nam Á cần làm gì trước cách mạng số?
Trong một hội thảo quốc tế mới đây tại Bangkok, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng ngành ngân hàng Đông Nam Á phải tham gia vào cuộc cách mạng kỹ thuật số, và nắm bắt cơ hội để mở rộng cơ sở khách hàng trước sự gia tăng của tầng lớp có thu nhập trung bình.
Theo Pipit Aneaknithi, chủ tịch của Kasikornbank (Thái Lan), một trong những chìa khóa cho sự tăng trưởng liên tục của khu vực này là sự gia tăng của người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
Aneaknithi cho biết các ngân hàng ASEAN đang trong "giai đoạn chuyển tiếp" và phải cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho một thế hệ mới với sức tiêu thụ cao hơn. " Độ tuổi trung bình của ASEAN là 29. Tiềm năng của thị trường tiêu dùng sẽ tiếp tục mở rộng", ông nói.
Từ phải qua: Kesara Manchusree, giám đốc Sàn Chứng khoán Thái Lan; Pipit Aneaknithi, Chủ tịch Kasikornbank; Frederic DyBuncio, Chủ tịch SM Investments. Ảnh: Nikkei Asian Review |
Theo ông Aneaknithi, với các công nghệ có sẵn, các ngân hàng có thể đưa ra mô hình kinh doanh chi phí thấp cho nhóm người tiêu dùng mới, và thanh toán kỹ thuật số là một cơ hội kinh doanh lớn. Kasikornbank đã phát triển một hệ thống gọi là K-Pay đang được thử nghiệm tại hàng chục nhà hàng và quán ăn.
Tuy nhiên, cũng theo Aneak các ngân hàng đang thể hiện sự chậm thích ứng với những thay đổi và không thể tự mình tìm ra mọi thứ mình cần. Một thách thức khác là phát triển nguồn nhân lực có sự hiểu biết sâu sắc về cả ngân hàng và công nghệ, Aneaknithi nói.
"Trung Quốc và Singapore [cung cấp] một số ví dụ điển hình cho mô hình hợp tác công tư", Aneaknithi nói. Ông kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Frederic DyBuncio, chủ tịch của SM Investments, công ty mẹ của ngân hàng lớn nhất Philippine là BDO Unibank, đã thể hiện sự đồng ý với quan điểm này, nói rằng công ty của ông đang tìm hiểu các cơ hội với fintech (công nghệ tài chính).
Từng là cựu nhân viên của JPMorgan Chase, DyBuncio cho biết Fintech là "điều mà chúng tôi không muốn phải bắt đầu xây dựng từ đầu". DyBuncio cho biết công ty của ông muốn hợp tác với một người có kinh nghiệm và tài năng trong lĩnh vực này "để chúng tôi có thể đi tắt đón đầu quá trình này".
Sự hợp tác và phát triển của các công ty mới sẽ giúp phát triển ngành. Các ngân hàng lớn của Thái Lan như Kasikornbank và Bangkok Bank gần đây đã thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ các startup chuyên về fintech với vốn đầu tư từ 1 tỷ baht đến 2 tỷ baht (30-60 triệu USD).
Kesara Manchusree, Chủ tịch Sở giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET), cho biết sàn này cũng đã sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ cao và các công ty startup. Sàn giao dịch này gần đây đã công bố một nền tảng gọi vốn mới cho các công ty startup mà họ hy vọng sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.
"Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến trình để trở thành một sàn giao dịch kỹ thuật số", Manchusree nói. "Thế mạnh của chúng tôi là kết nối các công ty. Chúng tôi đã có hơn 600 công ty startup và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tay. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm những gì chúng tôi làm tốt nhất ".
Ngân hàng đầu tiên chuyển dữ liệu sang Điện toán đám mây
Ngân hàng Thương mai Cổ phần Việt Á (VietABank) là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển toàn bộ hệ ... |
Cách mạng 4.0: Nhiều cơ hội và rủi ro tiềm ẩn cho ngành ngân hàng
Cuộc Cách mạng 4.0 tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra những rủi ro tiềm ẩn về an ninh thông tin. Do đó, ... |
Ngân hàng thích nghi thế nào với công nghệ số?
Ngân hàng thích nghi thế nào với công nghệ số? Sai lầm phổ biến nhất mà các ngân hàng thường mắc phải trong quá trình ... |