Ngành gỗ gặp khó về gỗ nguyên liệu
Tình trạng khan hiếm gỗ nguyên liệu thể hiện rõ qua giá gỗ cao su thanh lý. Từ đầu năm đến nay, giá gỗ cao su liên tục tăng lên và hiện đã cao hơn khá nhiều so với năm ngoái.
Sản xuất đồ gỗ |
Theo ông Trần Văn Việt, một đại lý chuyên kinh doanh mủ cao su ở xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, Bình Dương), mỗi cây cao su từ 15-20 năm tuổi hiện có giá bình quân 1 triệu đồng, trong khi giá năm ngoái chỉ vào khoảng 600.000-700.000 đồng. Một số doanh nhân ngành gỗ cũng xác nhận, trong năm nay, do tình trạng khan hiếm nên giá gỗ cao su đã tăng tới 30-40% so với năm ngoái.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khan hiếm gỗ cao su nguyên liệu. Trước hết là việc Trung Quốc đóng cửa rừng trên cả nước từ đầu năm 2017. Việc đóng cửa rừng đã khiến cho ngành công nghiệp gỗ Trung Quốc bị thiếu hụt khoảng 50 triệu m3 gỗ/năm. Để bù đắp lượng gỗ thiếu hụt, đương nhiên các DN gỗ Trung Quốc phải đẩy mạnh NK.
Trước đây, Malaysia là một trong những nước cung cấp gỗ cao su hàng đầu cho ngành gỗ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ ngày 1/7 năm nay, Malaysia lại cấm XK gỗ cao su xẻ. Sở dĩ Malaysia ban hành lệnh cấm này là vì việc XK gỗ cao su xẻ đã khiến cho giá gỗ cao su ở nước này tăng cao, từ 1.600 RM/tấn lên 2.300 RM/tấn, gây khó khăn lớn cho các nhà sản xuất đồ gỗ.
Qua đó, khiến cho XK gỗ Malaysia bị tụt từ vị trí thứ 6 xuống thứ 9 trong số những nước XK gỗ lớn nhất thế giới. Bị hụt nguồn cung từ Malaysia, thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam tìm mua gỗ cao su ngày càng nhiều hơn, góp phần quan trọng đẩy giá gỗ cao su lên cao và tạo nên tình trạng khan hiếm gỗ cao su nguyên liệu.
Không chỉ gỗ cao su, các DN ngành gỗ cũng đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu gỗ nói chung. Các nước trong khu vực đang ngày càng siết chặt hơn điều kiện XK gỗ nguyên liệu nhằm bảo vệ rừng và ngành công nghiệp gỗ nội địa. Bên cạnh đó, khi Hiệp định VPA/FLEGT giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, toàn bộ các lô hàng đồ gỗ của Việt Nam XK sang EU đều phải là gỗ hợp pháp có giấy phép FLEGT, cũng khiến cho các DN ngành gỗ phải thận trọng hơn đối với nguồn gỗ nguyên liệu NK.
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu gỗ NK từ các nước XK chính như Malaysia, Solomon (gỗ keo), Uruguay, Brazil, Nam Phi (gỗ bạch đàn) vốn đã diễn ra trong năm 2016, tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2017. Điều này đang gây khó khăn lớn cho ngành chế biến gỗ Việt Nam, nhất là các DN sản xuất đồ gỗ ngoài trời. Bằng chứng là ở Bình Định, có đơn hàng khá nhiều từ EU và các thị trường khác nhưng phần lớn các DN hội viên của FPA Bình Định chỉ co the nhận lượng đơn hàng thấp bởi khó khăn trong việc mua gỗ keo và gỗ bạch đàn. Nhiều khả năng trong cả năm 2017, ngành gỗ Bình Định bị thiếu hụt tới 50% gỗ nguyên liệu, chủ yếu là gỗ keo và gỗ bạch đàn.
Trước tình hình đó, một số tổ chức, doanh nhân ngành gỗ cho rằng cần phải tạm ngừng XK gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng trồng và gỗ cao su. Theo FPA Bình Định, tốc độ tăng trưởng XK gỗ xẻ từ rừng trồng và gỗ cao su đang tăng rất mạnh từ năm 2013 đến nay. Năm 2015, đã có trên 139.000m3 gỗ cao su được XK, trị giá gần 37 triệu USD; năm 2016 tăng gần gấp đôi lên 268.270m3 và 60,589 triệu USD; 4 tháng đầu năm 2017 là 94.860m3 và 20,591 triệu USD… Việc tăng trưởng mạnh của XK gỗ tròn, gỗ xẻ đang tác động tiêu cực tới sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ cả nước.
Nếu tạm ngừng XK gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng trồng và gỗ cao su, sẽ ảnh hưởng tới các DN chuyên XK những sản phẩm này. Nhưng xét tổng thể chung của toàn ngành gỗ, sẽ có những cái lợi rất lớn. Trước hết, các nhà máy sản xuất đồ gỗ sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu để làm các sản phẩm gỗ chế biến sâu, qua đó vừa gia tăng được giá trị gỗ Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… về chất lượng, giá cả và tiến độ giao hàng. Gỗ rừng trồng trong nước được giữ lại để chế biến sâu, cũng giúp các DN chủ động hơn về nguồn nguyên liệu có giấy phép FLEGT… Đó chính là lý do mà nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Myanmar, Lào… đã cấm XK gỗ nguyên liệu hay thực hiện những biện pháp nghiêm ngặt nhằm hạn chế XK các loại gỗ tròn, gỗ xẻ để hỗ trợ ngành công nghiệp gỗ nội địa.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/