|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Nhà nước giải thích về việc hộ gia đình không được vay vốn

14:20 | 13/02/2017
Chia sẻ
Theo Thông tư 39 về quy định cho vay vốn của các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực từ ngày 15/3/2017 thì tổ chức không có tư cách pháp nhân là sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn như: hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân...
ngan hang nha nuoc giai thich ve viec ho gia dinh khong duoc vay von

Ảnh minh họa

Chủ thể vay vốn phải là chủ thể thực sự

Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) thay thế Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ra đời mới đây đang gây nhiều thắc mắc cho những hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... về vấn đề vay vốn vì không có tư cách pháp nhân.

Vậy pháp nhân là gì?

Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được thành lập hợp pháp

2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, pháp nhân là những cá nhân, tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội... Một cá nhân, tổ chức không có tư cách pháp nhân thì cũng không được pháp luật công nhận có quyền ký kết các văn kiện pháp lý về kinh tế, chính trị, xã hội (nếu cố tình ký kết thì văn bản đó vẫn sẽ bị coi là vô hiệu lực).

Ngân hàng Nhà nước đã dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chủ thể (chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân), Thông tư 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) quy định chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Như vậy, những hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... sẽ thực hiện vay vốn dựa vào chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.

Thông tư 39 đã làm rõ ràng hơn về chủ thể vay vốn so với Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, chủ thể được vay vốn bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và các tổ chức khác có năng lực pháp luật dân sự.

Cá nhân đủ 15 tuổi có thể được vay vốn

Về điều kiện vay vốn, so với Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN về cơ bản kế thừa quy định về điều kiện vay và có hai thay đổi sau đây:

Bỏ điều kiện quy định về tài sản bảo đảm tiền vay và Bổ sung thêm đối tượng cá nhân được vay vốn là cá nhân từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về hồ sơ vay vốn, kế thừa quy định tại Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN trao quyền cho tổ chức tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn.

Tuy nhiên, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bỏ yêu cầu khách hàng phải gửi giấy đề nghị vay vốn cho tổ chức tín dụng và đơn giản hóa phương án sử dụng vốn đối với hoạt động cho vay đời sống.

Thời hạn cho vay sẽ không tính theo tháng

Kế thừa quy định về loại cho vay tại Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng xem xét cho khách hàng vay theo 3 loại cho vay sau: (i) Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm; (ii) Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm; (iii) Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm.

Như vậy, so với quy định 1627, Thông tư 39 đã thay đổi căn cứ tính thời hạn của khoản vay từ tháng sang năm. Quy định này đã thay đổi thời hạn vay tính theo ngày của các loại cho vay. Cụ thể:

ngan hang nha nuoc giai thich ve viec ho gia dinh khong duoc vay von

Bảng so sánh thời hạn của các loại cho vay theo Quyết định 1627 và Thông tư 39

Lãi chậm trả không quá 10%/năm

Thông tư 39 quy định lãi suất cho vay được thỏa thuận giữa người đi vay và tổ chức tín dụng, theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp áp dụng mức lãi suất tối đa đối với cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với 05 lĩnh vực ưu tiên do Thống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ.

Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Nợ gốc quá hạn gồm: Nợ gốc đến hạn không trả được; và Nợ gốc chưa đến hạn bị chuyển sang đến hạn theo thỏa thuận do vi phạm hợp đồng và khách hàng không trả được.

Lan Anh