Ngân hàng DBS lớn nhất Singapore bối rối trước gã khổng lồ Trung Quốc trong cuộc chiến fintech
Piyush Gupta, Giám đốc ngân hàng DBS, đang lo sợ trong cuộc chiến giữa ngân hàng truyền thống và những gã khổng lồ công nghệ tài chính.
CEO Tập đoàn DBS của Singapore đang cố gắng tái thiết ngân hàng để có thể hoạt động như một công ty công nghệ, nhằm tạo ra cơ hội tốt hơn trong việc chống lại các công ty thanh toán trực tuyến như Tencent Holdings và Ant Financial của tỷ phú Jack Ma. Cả hai công ty này đều nhắm đến thị trường cốt lõi của DBS ở Đông Nam Á và Ấn Độ.
Piyush Gupta. Ảnh: Wei Leng Tay/ Bloomberg |
“Chúng ta đang ở chiến tuyến”, theo ông Gupta, người mua lại DBS năm 2009 sau khi thăng hạng ở Citigroup. DBS dễ bị tổn thương hơn những đối thủ ở Mỹ và châu Âu, bởi những gã khổng lồ công nghệ như Apple và Facebook vẫn chậm hơn so với Trung Quốc trong việc đa dạng hóa vào tài chính trực tuyến. Ông cho biết thêm rằng những ngân hàng Mỹ “có thể lạc quan hơn một chút”.
Ngược lại, Gupta quan tâm sâu sắc đến thay đổi lớn ở Trung Quốc làm thay đổi cách thức mọi người chi tiêu, vay và tiết kiệm, nhờ vào sự nổi dậy của những startup công nghệ tài chính hiểu biết trong thập kỷ qua. Ant và Tencent có những thị trường kinh doanh thanh toán trực tuyến bao la bên trong Trung Quốc, chiếm đến 92% thị phần.
Từ 2012 - 2016, DBS đầu tư 3,5 tỷ USD nâng cấp công nghệ, gồm phát triển ứng dụng di động có tên DBS PayLah!, với khoảng 800.000 người dùng ở Singapore. Họ thậm chí còn thuê khoảng 1.000 người bán thời gian để đi khắp các trung tâm bán hàng rong nổi tiếng, những nhà cung cấp đồ ăn đường phố rẻ nhưng chất, nhằm kêu gọi người dân bớt dùng tiền mặt và chuyển sang điện tử.
Ở những thị trường ngoại quốc như Indonesia, thay vì mua một ngân hàng hay mở thêm chi nhánh, DBS cố gắng tăng trưởng kinh doanh bán lẻ của mình như cách mà Ant và Tencent tung ra dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.
“Vai mẫu của chúng tôi là một công ty công nghệ”, Gupta nói trong cuộc phỏng vấn hồi tuần trước. “Bởi vì họ không vướng bận với di sản. Họ đơn giản chỉ là đến và định lại hình ảnh cách thức ngân hàng hoạt động”.
Ngày 8/5, DBS ra mắt dịch vụ tư vấn tài chính kỹ thuật số gọi là “Your Financial GPS”, hiện sẵn có cho hơn 2,5 triệu khách hàng cài đặt ứng dụng của ngân hàng này. Dịch vụ này đánh giá hoạt động tài khoản của một khách hàng, phân loại chi phí và tư vấn dựa trên ngân sách và mục tiêu tài chính.
“Nó là một sản phẩm hợp lý mà ngân hàng có thể tích hợp với cuộc sống hàng ngày của khách hàng vượt trên hoạt động ngân hàng, đến mức độ lớn nhất, DBS không phải ngân hàng duy nhất muốn làm điều này”, theo Kevin Kwek, một chuyên gia phân tích tại Sanford C. Bernstein.
Phi tiền mặt giúp DBS giảm 10% lượng chi nhánh 5 năm tới
Khi khách hàng sử dụng ít tiền mặt hơn và chuyển qua ngân hàng điện tử, số lượng chi nhánh DBS ở Singapore có thể giảm xuống khoảng 10% trong 5 năm tới, theo Gupta.
Giám đốc DBS là CEO ngân hàng toàn cầu đầu tiên nhận ra tầm quan trọng và thách thức của fintech, theo Vikram Pandit, người từng là sếp của Gupta trước khi rời Citigroup vào năm 2012.
“Piyush là một người ủng hộ sử dụng công nghệ để phục vụ khách hàng hiệu quả”, theo Pandit, người năm ngoái dự đoán những tiến bộ trong lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và robot sẽ thay thế khoảng 30% công việc ngành ngân hàng trong 5 năm tới.
Sự chuyển hướng của Jack Ma vào thị trường Đông Nam Á bao gồm thương vụ 1 tỷ USD mua lại công ty thương mại điện tử có trụ sở ở Singapore Lazada năm 2016, làm tiền đề cho dịch vụ Alipay của Ant Financial. Kể từ đó, Ant hợp tác với những công ty ở Thái Lan và Indonesia để cung cấp dịch vụ thanh toán, đầu tư hơn 3 tỷ USD vào Lazada. Tencent, sở hữu bởi tỷ phú Pony Ma, đầu tư vào Go-Jek, một công ty chia sẻ chuyến đi ở Indonesia và cũng có tính năng thanh toán.
Mô hình tương lai
“Mô hình tương lai của ngành ngân hàng sẽ rất khác”, theo Gupta. “Bạn cần phải tập trung ngay bây giờ vào việc thay đổi công ty nhằm đáp ứng mô hình tương lai này. Nếu kích động chi tiêu nhiều vốn và năng lực quản trị vào những thứ thuộc về quá khứ, tôi không chắc đó là một việc làm khôn ngoan”.
Vì sao Châu Á cần nhiều thời gian để nhận ra mối đe dọa đến từ các tổ chức fintech phi ngân hàng?
Gần 55% khách hàng cho hay sẽ xem xét ngân hàng chỉ có điện tử và không có chi nhánh
Nguồn: Nghiên cứu dịch vụ tài chính cá nhân châu Á McKinsey |
Những ngày đầu ở DBS, Gupta nói đến đóng góp của bản thân trong việc phát hiện sớm mối đe dọa. Điều này không bình thường đối với một CEO ngân hàng, thường đến từ những chi nhánh ngân hàng đầu tư hoặc bán lẻ.
"Nền tảng đó dạy cho tôi cả điều tốt, xấu của ngân hàng và tầm quan trọng của công nghệ", ông Gupta nói. Ông cũng từng khởi nghiệp nhưng không thành công khi rời Citigroup năm 2001 để thành lập một cổng Internet ở Ấn Độ, khoảng thời gian mà bong bóng dotcom bị vỡ.
Một lý do khác mà các ngân hàng bên ngoài châu Á phản ứng chậm hơn với fintech là mối bận tâm của họ đối với việc tăng tỷ lệ vốn sau khủng hoảng tài chính, theo Gupta.
Rất nhiều ngân hàng Mỹ và châu Âu dính vào cuộc những công cuộc như Basel, vốn và thanh khoản..., và do đó cần nhiều thời gian hơn để nhận ra mối đe dọa đến từ các tổ chức công nghệ tài chính phi ngân hàng.
Tham vọng kỹ thuật số của DBS vẫn luôn tốt đối với các nhà đầu tư của ngân hàng này. Cổ phiếu DBS tăng hơn 2 năm nay, trở thành công ty giá trị nhất của Đông Nam Á. Chiến lược số hóa giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận trên vốn của ngân hàng này (ROE), dự báo đạ 13-14% trong 5 năm tới đây.
Cảnh báo của Gupta
Một lợi ích khác là ngân hàng trực tuyến của DBS đang lôi kéo khách hàng. Năm ngoái, 80% khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Singapore, và 37% khách hàng quản lý quỹ, bắt đầu mối quan hệ với họ bằng điện tử, báo cáo thường niên 2017 DBS cho hay.
Nhưng Gupta là người đầu tiên thừa nhận tất cả sự chuẩn bị của ông có thể vẫn chưa đủ để chống lại những tay chơi fintech Trung quốc và trong nước như Grab, có 4 triệu người dùng ở Singapore khi họ tung ra ví điện tử thanh toán vào năm ngoái.
“Tôi nghĩ rất khó để nói về tương lai”, Gupta nói. Phần lớn công ty sẽ dẫn lời Mike Tyson nói về cách mọi người lên kế hoạch cho đến khi họ bị đánh vào mặt. “Nhưng bạn không biết được nắm đấm vào mặt đó đến từ nơi nào”.