|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nâng sở hữu nhà cho người nước ngoài lên 99 năm: Nguồn kích cầu mới cho bất động sản

16:13 | 15/08/2017
Chia sẻ
Chính phủ đang thảo luận về Dự luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó Dự luật cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà đến 99 năm, cho phép thế chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng nước ngoài. Xung quanh vấn đề này, Báo Đầu tư Bất động sản có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn Luật sư Hà Nội).

nang so huu nha cho nguoi nuoc ngoai len 99 nam nguon kich cau moi cho bat dong san

Thưa Luật sư, nếu Dự luật với quy định như vừa công bố được thông qua sẽ tác động như thế nào tới thị trường bất động sản?

Tôi cho rằng, đây là một trong các nguồn kích cầu đối với tình trạng dư thừa bất động sản, đặc biệt là phân khúc căn hộ hiện nay ở Việt Nam.

Thực ra, Luật Nhà ở 2014 đã có quy định mở rộng diện sở hữu nhà ở cho người nước ngoài sở hữu nhà, nhưng nếu tăng thời gian sở hữu lên 99 năm thì sẽ tạo sự yên tâm hơn về thời gian sử dụng, tương đương hơn với giá trị mà người mua bỏ ra và đáp ứng hơn về các nhu cầu khác khi cần sử dụng nhà ở .

nang so huu nha cho nguoi nuoc ngoai len 99 nam nguon kich cau moi cho bat dong san
Luật sư Vũ Ngọc Chi

Nếu quy định này được áp dụng, chắc chắn sẽ khuyến khích người nước ngoài, Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam với nhiều kỳ vọng và mục đích khác nhau. Điều này sẽ tăng cầu cho thị trường bất động sản và cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong thị trường về chất lượng, về giá... Điều này cũng khiến các nhà đầu tư bất động sản trong nước phải vận động để đáp ứng nhu cầu và khi đó sẽ giúp thị trường sôi động hơn rất nhiều.

Việc đón một "luồng gió mới" này cũng giúp giải phóng được lượng hàng tồn kho bất động sản, giúp các chủ đầu tư thu hồi vốn để triển khai các dự án mới, với các tiêu chí mới, tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn cho thị trường.

Quy định mới nếu được ban hành sẽ tạo sóng lớn trong hoạt động kinh tế, nên cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cần có sự chuẩn bị kỹ càng để đón đầu và hoạt động sao cho nhịp nhàng và hiệu quả.

Việc cho phép thế chấp tài sản được sở hữu tại Việt Nam đối với người nước ngoài tại các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng là một giải pháp linh hoạt cho việc sử dụng nguồn vốn đã đầu tư tại Việt Nam. Việc này tạo thêm các dịch vụ, các sân chơi khác về kinh tế mà người nước ngoài có thể được hoạt động, tạo điều kiện sử dụng tối đa nguồn vốn đã đầu tư. Xét về sự công bằng, như vậy là người nước ngoài gần như có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam khi sở hữu nhà tại Việt Nam.

Nói tóm lại, quy định này sẽ tạo thêm nguồn cầu bất động sản, tạo sóng lớn trong hoạt động kinh tế, nên cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự chuẩn bị kỹ càng để đón đầu và hoạt động sao cho nhịp nhàng và có hiệu quả.

Xét về phương diện kinh tế, việc tiếp tục khơi nguồn đầu tư trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, đi kèm với việc sở hữu nhà, nhiều nhu cầu dịch vụ phục vụ đời sống, sinh hoạt..., cũng như nhu cầu kinh doanh sẽ phát sinh theo.

Khi Luật Nhà ở 2014 được thông qua, thị trường chờ mong sẽ thu hút được cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại, lượng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam vẫn chưa được như kỳ vọng do các văn bản hướng dẫn chậm ban hành. Theo ông, làm sao để cơ hội sở hữu nhà 99 năm không bị chậm trễ?

Để việc thực hiện này không chậm trễ như vừa qua, điều đầu tiên là cần có sự rõ ràng về cơ chế vận hành, cần tập trung và dễ triển khai, có vướng mắc phải tập trung giải quyết ngay.

Trước đây có cơ chế, nhưng không đầy đủ, không rõ ràng, nên không thể triển khai được. Do đó, việc ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật là rất cần thiết để tạo hành lang an toàn cho người đầu tư. Khi mọi thắc mắc được giải quyết thì nguồn vốn sẽ chảy.

Cho đến nay, vẫn còn nhiều lo ngại về việc mở rộng diện sở hữu nhà cho người nước ngoài. Theo ông, sẽ có những vấn đề phức tạp gì và làm sao để vừa thu hút dòng vốn ngoại, vừa không gây xáo trộn?

Việc cho người nước ngoài sở hữu nhà lên tới 99 năm thì các lo ngại về an ninh, chính trị cũng như xã hội là có. Tùy từng quy mô đặt ra, Nhà nước sẽ có các đối sách cụ thể để đảm bảo được các yếu tố về an ninh , chính trị và trật tự xã hội.

Tùy theo tình huống là cho phép họ ở tập trung, hay ở các khu vực dàn trải để dễ bề quản lý một cách hiệu quả cũng là câu chuyện các nhà quản lý cần phải tính đến.

Việc đặt ra một số điều kiện về nhân thân cũng như công việc cũng là cần thiết để đảm bảo cho những người có mục đích và mong muốn thực sự có nhà ở Việt Nam được đáp ứng, tránh việc gặp mặt trái ngay khi triển khai, dẫn đến mặt tích cực bị che lấp và việc không muốn tiếp tục triển khai mặt tích cực thêm nữa, làm mất cơ hội quý báu để triển khai nguồn lợi về cho đất nước .

Như vậy, có thể lường trước và quản lý tốt mặt trái của vấn đề sẽ tạo ra được cơ chế ổn định, vừa thu hút được dòng vốn, vừa không gây xáo trộn trong xã hội.

nang so huu nha cho nguoi nuoc ngoai len 99 nam nguon kich cau moi cho bat dong san Người nước ngoài mua nhà tại Hà Nội: Thấp thỏm chờ

Trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 100 dự án nhà ở cao cấp, thế nhưng dù đến nay đã gần 3 năm có ...

nang so huu nha cho nguoi nuoc ngoai len 99 nam nguon kich cau moi cho bat dong san Yêu cầu khoanh vùng người nước ngoài mua nhà

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc thực hiện quy định của Luật Nhà ở về mua ...

nang so huu nha cho nguoi nuoc ngoai len 99 nam nguon kich cau moi cho bat dong san Nhiều dự án BĐS tại TP HCM ‘chạm trần’ tỷ lệ người nước ngoài mua nhà

Hai năm qua, thị trường BĐS TP HCM có hàng ngàn giao dịch thành công với khách hàng là người nước ngoài. Những dự án ...

Bùi Trang (thực hiện)