Năm sau Trung Quốc in tiền và chứng khoán toàn cầu lao dốc
Chứng khoán toàn cầu sẽ bước vào thời kỳ khó khăn trong nửa sau của năm 2017, tác động cùng lúc của ba yếu tố quan trọng sẽ gây ra tình trạng bán tháo trên các thị trường chứng khoán, các chuyên gia phân tích của Credit Suisse nhân định.
"Chúng tôi dự báo về một đợt bán tháo trên các thị trường vốn", lưu ý được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu chứng khoán do Andrew Garthwaite của Credit Suisse cho biết hôm thứ 6.
Nguồn: Reuters |
Thông qua các quan sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy các nhà đầu tư đang phải đối mặt với vấn đề do tăng trưởng tiền lương nhanh chóng của Mỹ. Lương vẫn là một chủ đề nóng tại Mỹ trong 7 năm qua sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vấn đề này lại nổi lên trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng và các nhà bán lẻ lớn như Target, Wal-Mart mới đây tuyên bố tăng sàn lương.
Thứ hai, Credit Suisse cho rằng nỗi lo sợ về tình trạng tín dụng "thừa mứa" tại Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào giữa năm 2017. Người ta tin rằng các ngân hàng Trung Quốc có thể đạt tới tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi là 100%. Khi tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tiền gửi cao nghĩa là ngân hàng có thể không đủ thanh khoản để bù đắp nhu cầu vốn những khi có vấn đề bất ổn. Credit Suisse cho rằng Trung Quốc vì thế chỉ còn cách in thêm tiền để giảm nợ xấu, nợ quá hạn.
Cuối cùng, Credit Suisse cho rằng các nhà đầu tư chứng khoán sẽ thờ ơ với sức hấp dẫn từ xu hướng tạo ra bởi chính sách tài khóa hơn chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ được nhắc tới ở đây là việc các ngân hàng trung ương đã mua vào lượng lớn trái phiếu và gây ra tác động tích cực tới thị trường này. Tuy nhiên, những kế hoạch tài khóa mà các chính phủ lập kế hoạch - tại Nhật trong tuần qua và được hé lộ bởi Bộ trưởng Tài chính Anh - dự kiến sẽ dẫn nhà đầu tư tới các sản phẩm đầu tư không chịu tác động của lạm phát như cổ phiếu và lợi suất trái phiếu sẽ tăng cao hơn nữa.
Tuy vậy, Credit Suisse khá lạc quan về chứng khoán trong ngắn hạn. Hôm thứ Sáu, Credit Suisse đã nâng dự báo năm cho chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 từ 2.250 điểm lên 3.100 điểm, dự báo cho chỉ số chứng khoán châu Âu Euro Stoxx 50 từ 2.100 điểm lên 2.950 điểm. Đồng thời cũng dự báo cho giữa năm 2017 lên lần lượt là 2.300 điểm và 3.200 điểm.
Đầu tuần này, những người tham gia thị trường đã có cơ hội để nghỉ ngơi sau cuộc đua tăng điểm vì Brexit. Tuy nhiên, các cổ phiếu đã tăng trở lại trong 2 phiên giao dịch cuối tuần sau khi Ngân hàng Trung ương Anh bơm gói kích thích cho nền kinh tế.
Giám đốc chiến lược chứng khoán toàn cầu tại Goldman Sachs Peter Oppenheimer hôm thứ Ba trả lời phỏng vấn CNBC rằng thị trường chứng khoán các nước phát triển có thể giảm 10% trong những tháng tới. Tim Drayson, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại LGIM thì tin rằng các số liệu cải thiện - đặc biệt tại Mỹ - có thể đồng nghĩa với việc các thị trường sẽ giảm sâu hơn trong những tháng tới và lo ngại về rủi ro tăng nóng bất thường trong tương lai gần.