Mỹ đánh thuế thép Việt Nam tới 250%
Theo Reuters, quyết định này đã đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ, những người giữ nhiệm vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp để chống lại thép Trung Quốc trong năm 2015 và 2016. Dại diện ngành thép Mỹ cho rằng, các sản phẩm thép của Trung Quốc đang được chuyển hướng xuất khẩu tràn lan sang các nước khác.
Thép xây dựng Hòa Phát xuất khẩu đi thị trường Mỹ. |
Mỹ nghi ngờ thép Trung Quốc lách luật
Cơ quan hải quan Mỹ sẽ thu thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng chất nền có nguồn gốc Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một tuyên bố. Bên cạnh đó, thép chịu mài mòn của Việt Nam phải đối mặt với thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%.
Bộ này cũng cho biết sẽ áp dụng cùng một tỷ lệ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Trung Quốc đối với thép chịu mài mòn và thép cán nguội từ Việt Nam được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc. Các mức thuế này sẽ được bổ sung vào mức thuế 25% đối với hầu hết thép được nhập khẩu vào Hoa Kỳ do kết quả của cuộc điều tra an ninh quốc gia về nhập khẩu thép và nhôm.
Doanh nghiệp sẽ phải chuyển hướng
Về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho biết, đến nay Việt Nam đã ký kết 12 FTA song phương và đa phương, đang đàm phán 4 FTA. Với các FTA này thì ngành thép Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng với ngành thép thế giới. Theo các cam kết về thuế quan của các FTA đã ký kết, thuế suất nhập khẩu trung bình của thép và các sản phẩm thép vào Việt Nam sẽ chỉ dao động ở mức 0,69% - 7,55% trong giai đoạn 2015-2018 và sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn tiếp theo. Do đó, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ ngày càng lớn, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp sẽ phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh.
“Lượng thép xuất khẩu vào khu vực ASEAN trong năm vừa qua chiếm khoảng 60% tổng lượng thép xuất khẩu. Hện tại Việt Nam đang xây dựng hàng loạt các nhà máy luyện cán thép, lượng thép sản xuất ra đã vượt “cầu”. Các doanh nghiệp lớn đang tăng sản lượng sản xuất của mình, như Formosa sẽ nhanh chóng tăng từ 1,5 triệu tấn trong năm nay lên 5-6 triệu tấn trong năm sau nên nếu việc áp thuế như vậy sẽ gây tác động rất lớn tới doanh nghiệp Việt”, ông Thịnh nói. Do đó, ngành thép Việt cần tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới thay thế thị trường Mỹ.
Mỹ miễn trừ biện pháp nếu thép Việt không sản xuất từ nguyên liệu Trung Quốc | |
Thép Việt kẹt đường vào Mỹ | |
Thép từ Việt Nam vào Mỹ vẫn còn cơ hội được miễn giảm thuế nhập khẩu |