|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Muốn gọi vốn Nhật: Doanh nghiệp phải hấp dẫn và... kiên nhẫn

08:13 | 09/11/2017
Chia sẻ
Bên cạnh tính cách cẩn trọng, kỹ càng vốn có, để quyết định các khoản đầu tư, người Nhật cần thẩm định cơ hội và phải có niềm tin rõ ràng trước khi rót vốn. 

Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Kagita Hiroyuki, Giám đốc Khối chiến lược kinh doanh Tập đoàn Shinsei Bank (Nhật Bản) chia sẻ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường đặt câu hỏi vì sao các thương vụ người Nhật đầu tư lại có thời gian xem xét khá dài mới quyết định.

Về phía doanh nghiệp Nhật, bên cạnh tính cách cẩn trọng, kỹ càng vốn có, các khoản đầu tư cần nhiều thời gian xem xét là bởi người Nhật cần thẩm định cơ hội và phải có niềm tin rõ ràng trước khi rót vốn.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% tài khoản vốn ngoại trong số 21.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK được mở là từ nhà đầu tư Nhật Bản. Tuy nhiên, số vốn thực đầu tư của nhà đầu tư Nhật lại ít hơn nhiều tỷ lệ này. Ông có lời khuyên gì với các doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tìm đối tác hoặc nhận các khoản đầu tư từ Nhật Bản?

Lời khuyên đầu tiên là các doanh nghiệp Việt Nam cần kiên nhẫn chờ đợi doanh nghiệp Nhật Bản thẩm định nội dung và cơ hội hợp tác trong tương lai, kể cả khi doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra những cơ hội hợp tác hoặc đầu tư hấp dẫn.

muon goi von nhat doanh nghiep phai hap dan va kien nhan
Người Nhật thực hiện nhiều qu trình để xem xét một cơ hội đầu tư trước khi ra quyết định góp vốn.

Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam từng nghĩ vì sao người Nhật lại cần nhiều thời gian, tỉ mỉ khi xem xét một cơ hội đến vậy. Đó là vì người Nhật vốn coi trọng mọi việc, để ra một quyết định đầu tư thì cần nhiều quy trình và phải tin chắc là có hiệu quả, chúng tôi mới đầu tư.

Thị trường Việt Nam đang có nhiều cơ hội, thực tế chúng tôi cũng rất quan tâm, nhưng để đi đến chốt một thương vụ cụ thể, phía doanh nghiệp Việt Nam nên nhẫn nại giải thích rõ cơ hội và điểm hấp dẫn của dự án đề xuất.

Điểm quan trọng nữa là đôi bên cần minh bạch thông tin để có thể cùng xây dựng mối quan hệ tin tưởng nhau về dài hạn. Quan điểm định hướng thống nhất rõ ràng và có niềm tin với nhau, tôi nghĩ doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội nhận được vốn góp từ Nhật Bản.

Trong thương vụ cụ thể, góp 49% vốn cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) thành lập Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei, thực tế các ông đã mất bao nhiêu thời gian thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ trên những yếu tố nào?

Chúng tôi đã mất khoảng 6 năm tính từ khi thành lập nhóm khảo sát về Việt Nam. 6 năm đã rất dài, nhưng bù lại, chúng tôi chọn được đối tác tin cậy để cùng hợp tác.

Căn cứ để chúng tôi quyết định đầu tư dự án này là uy tín và niềm tin của người dân Việt Nam đối với MB. Sự tin cậy mà MB tạo ra trên thương trường, trong nền kinh tế là điểm không dễ các tổ chức khác có được.

Thêm vào đó, điểm lớn khiến chúng tôi quyết định chọn MB là ở định hướng phát triển của MB. Đó là làm sao góp sức giúp nền kinh tế phát triển, giúp đời sống người dân trở nên tốt đẹp hơn. Với định hướng này của MB, Shinsei Bank quyết định đầu tư và chuyển 49% vốn góp vào Mcredit để cùng MB phát triển mảng tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, hướng đến các khách hàng có thu nhập khiêm tốn.

Tập đoàn Shinsei Bank đã có hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Chúng tôi nhận thấy thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam giống với thị trường Nhật Bản trước kia, người Nhật nhiều năm trước cũng như người Việt Nam bây giờ.

Quan hệ vay mượn chủ yếu là liên quan đến gia đình hoặc các hình thức cầm đồ, cầm cố. Khi hình thái công ty tài chính tiêu dùng phát triển đã làm thay đổi thói quen vay vốn, sử dụng vốn của người dân Nhật. Công nghệ và những sản phẩm tài chính tiêu dùng có tính an toàn, minh bạch, thuận lợi đã mang đến cho nhiều người dân có đời sống tốt hơn.

Việt Nam có độ tuổi trung bình dân số rất trẻ, rất nhiều người trẻ đang cần tới một nguồn vay thích hợp để giúp cuộc sống của họ được phong phú hơn. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến Tập đoàn Shinsei Bank quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Thị trường vốn Việt Nam đang phát triển nhanh về quy mô (vốn hóa trên 120 tỷ USD) và điểm số tăng trưởng VN-Index từ đầu năm đến nay khoảng 25%. Ngoài khoản đầu tư trên, Shinsei Bank có đang và sẽ xem xét những khoản đầu tư nào?

Chúng tôi biết nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Tôi chưa thể nói cụ thể nhiều, nhưng chúng tôi cũng đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư để sau này có thể cống hiến cho việc phát triển của đất nước các bạn bằng việc đưa những sản phẩm, dịch vụ của Nhật Bản vào Việt Nam.

Tường Vy

'Tăng trưởng GDP 2025 đạt 8%, 2026 - 2030 đạt 10%, Việt Nam sẽ thoát bẫy thu nhập trung bình'
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2025 phải phấn đấu để đạt mức tăng trưởng ít nhất 8% và giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng hai con số khoảng 10% thì Việt Nam mới có thể vượt bẫy thu nhập trung bình, đạt mục tiêu đến 2045 trở thành nước thu nhập cao và có nền tảng công nghiệp hiện tại.