Muốn 1 triệu USD tại Shark Tank Việt Nam, cô gái về tay không vì từ chối các 'cá mập'
Cô gái 26 tuổi chinh phục cả 5 'cá mập' trong Shark Tank Việt Nam, nhận 300.000 USD | |
Lời gọi vốn 1 triệu USD sẽ xuất hiện trong tập đầu tiên của Shark Tank mùa thứ hai |
Muốn chuyển đổi từ mô hình kinh doanh “sản xuất hộ” thành thương hiệu bán lẻ
Nữ giám đốc Lê Thị Thiện Ngân của Công ty TNHH Paper Calor có mặt trong tập đầu tiên của Shark Tank mùa hai với lời gọi vốn 1 triệu USD cho 20% công ty.
Thiện Ngân bước ra cùng những tấm thiệp nổi (popup card) trên tay và lời giới thiệu. Theo cô, Paper Color là một doanh nghiệp chuyên gia công thiệp nổi, đã hoạt động 4 năm với các sản phẩm đã được xuất khẩu ra hơn 31 quốc gia, và tương tác với hơn 120 doanh nghiệp.
Lê Thị Thiện Ngân, giám đốc điều hành của Công ty TNHH Paper Calor trong chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 4/7. Ảnh: Shark Tank Việt Nam. |
Doanh thu 4 năm của công ty là hơn 20 tỷ đồng, tung ra hơn 600.000 sản phẩm. Doanh thu tính riêng năm 2017 là 10,7 tỷ đồng (với 300.000 sản phẩm).
Thiệp nổi nằm trong thị trường “greeing card” - thị trường này tại Mỹ có giá trị 7 tỷ USD; tại UK là 1,7 tỷ bảng Anh và thị trường tại Đức là 700 triệu EUR.
Theo đó, Thiện Ngân kêu gọi 1 triệu USD đổi lấy 20% công ty nhằm mở rộng công suất sản phẩm và tập trung mảng bán lẻ - xây dựng thương hiệu. Với số vốn rót vào, doanh thu cam kết đến năm 2022 là 26 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là 35%.
Với đặc thù là doanh nghiệp EOM, các sản phẩm do chính Paper Color thiết kế và sản xuất nhưng sản phẩm trên thị trường lại mang thương hiệu của công ty khác. Đó là một điều rất đau lòng đối với người chủ doanh nghiệp như Thiện Nhân.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp OEM là khá thấp nên Paper Color mang tham vọng chuyển đổi từ một doanh nghiệp OEM trở thành thương hiệu bán lẻ thẻ nổi số một tại Việt Nam.
Từ chối đề nghị của ông Phú và Louis Nguyễn vì thấy không hấp dẫn
Tuy nhiên, cả ông Phú và nữ doanh nhân Linh đều cho rằng số vốn mà Thiện Ngân kêu gọi là chưa cần thiết đối với doanh nghiệp.
Bà Linh cho rằng Paper Color không cần một triệu USD ngay lúc này. Theo Linh, khi chuyển từ doanh nghiệp OEM sang bán lẻ, coi như doanh nghiệp bắt đầu lại từ con số 0. Công ty có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt động OEM để phát triển mảng bán lẻ. Điều Paper Color cần là thời gian thử nghiệm mô hình mới, tung ra Amazon và các kênh khác. “Em chưa đến giai đoạn mà cần gọi 1 triệu USD”, bà Link kết luận.
Ông Hưng cho rằng quy mô thị trường vẫn vậy và chưa thấy điểm mấu chốt để doanh thu sau 5 năm đạt được 26 triệu USD.
Thiện Ngân giải thích số vốn 1 triệu USD được dùng để nâng công suất sản xuất lên vì hạn chế của sản xuất thiệp thủ công là hiệu suất không cao. Nếu không giải ngân cùng một lúc, 1 triệu USD có thể được rải đều trong 5 năm. Nhưng ít nhất trong năm đầu tiên, cô cần 250.000 USD để nâng công suất từ 40.000 lên 60.000. Các nhà đầu tư có thể xem xét việc đầu tư theo lộ trình 5 năm khi cô từng bước đạt được KPI.
Doanh nhân Louis cho rằng đất nước Trung Quốc có những nhà máy khổng lồ là đối thủ cạnh tranh lớn. Đáp lại Thiện Ngân cho rằng miếng bánh thị trường hãy còn rất lớn, mà cô mới chỉ khai phá một phần rất nhỏ. Hiện nay, chỉ có hai thị trường duy nhất cung cấp là Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng chi phí nhân công Trung Quốc cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam có chưa đến 10 nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, ông Phú nhận định việc có lợi nhuận đối với Paper Color là rất khó với cơ cấu chi phí thuê nhà xưởng, lương nhân công và điện nước như hiện tại.
Trả lời vấn đề này, Thiện Nhân cho biết rõ cơ cấu chi phí của công ty: chi phí nhân công chiếm 30%, nguyên vật liệu 17% (mục tiêu đưa về 15%). Ở vòng thẩm định (DD), nếu cam kết của cô không chính xác thì dự án cũng không có giá trị.
"Tôi cam kết 10 vụ, nhưng đến lúc thẩm định thì nhiều vụ thất bại sau khi kiểm toán tài chính. Người ta bảo ông Phú nói róc, cam kết đầu tư cho hay. Những bình luận như thế ảnh hưởng đến uy tín của tôi nên tôi cần phải thẩm định kỹ." Do đó, ông Phú đề nghị đầu tư 3 tỷ đồng lấy 20% công ty và số tiền còn lại coi như dạng trái phiếu chuyển đổi.
Cá nhân shark Louis Nguyễn cũng bày tỏ có hứng thú với ngành này. Vì vậy, ông đưa ra đề nghị đầu tư 4 tỷ cho 20%, và số tiền còn lại dưới dạng trái phiếu chuyển đổi.
Cả ba doanh nhân còn lại đều từ chối đầu tư. Ông Hưng không thấy sự chắc chắn thành công và thu hồi vốn đầu tư quá lớn. Còn đối với doanh nhân Dũng, đây không phải là lĩnh vực mà anh có thể dành thời gian hỗ trợ cho công ty.
Trước tình huống này, Thiện Ngân đề nghị 5 tỷ cho tối đa 15% giai đoạn đầu tiên. Đến thời điểm này, khi bước vào bán lẻ, cô khẳng định công ty có đdoanh thu như ước tính. Cô đã tham khảo các kênh Amazon và sẵn sàng đưa hàng vào những kênh đó. Nếu không đạt thoả thuận với các Shark, cô vẫn tiếp tục làm bán lẻ.
Sau khi thảo luận, hai ông Phú và Louis Nguyễn cùng nhau đưa ra đề nghị 5 tỷ cho 25% công ty. Thiện Ngân hoàn toàn tự tin vào kinh nghiệm xuất khẩu và am hiểu thị trường, cùng với lượng khách hàng 4 năm qua để có thể triển khai chiến lược bán lẻ. Cô đưa ra đề nghị 10 tỷ đồng cho 25% công ty.
"Vấn đề là em chọn ai là đối tác và cái tầm của người đó có thể nâng được em lên. Cái đấy là em cần suy nghĩ", ông Phú nói. Và cả hai nhà đầu tư vẫn giữ nguyên quyết định 5 tỷ đổi lấy 25% công ty.
Tuy nhiên, dường như lời đề nghị sau cùng không làm hài lòng Thiện Ngân. Cô cho rằng con số này chưa đủ hấp dẫn và hợp lý.
"Không thuận mua vừa bán", Paper Color ra về không nhận cam kết đầu tư. Tuy nhiên CEO Thiện Ngân vẫn tự tin với chiến lược chinh phục chặng đường bán lẻ phía trước.