|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

\"Mục tiêu một triệu doanh nghiệp vào 2020 chắc chắn trong tầm tay\"

06:58 | 23/09/2016
Chia sẻ
"Quá trình ký kết cam kết với các địa phương là quá trình truyền ngọn lửa cải cách từ Chính phủ xuống các địa phương. Do đó, mục tiêu đạt ít nhất 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 chắc chắn trong tầm tay”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định trước sự có mặt của Phó Thủ tướng và 21 lãnh đạo địa phương.
muc tieu 1 trieu doanh nghiep vao 2020 chac chan trong tam tay
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tại lễ kí cam kết về tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi giữa Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, chiều 22/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ, muốn tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, không cách nào khác là phải tạo dựng môi trường thuận lợi hơn nữa cho việc thành lập thêm doanh nghiệp.

Với việc thêm 21 tỉnh thành phố kí cam kết với VCCI về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 vào 22/9, tất cả các địa phương trên cả nước đều đã kí cam kết này. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, việc hoàn thành việc ký cam kết thể hiện quyết tâm của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng hy vọng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp sau 5 năm nữa mà Chính phủ đề ra hoàn toàn có thể đạt được.

Cùng quan điểm với đại diện Chính phủ, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI khẳng định: "Quá trình ký kết cam kết với các địa phương là quá trình truyền ngọn lửa cải cách từ Chính phủ xuống các địa phương. Do đó, mục tiêu đạt ít nhất 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 chắc chắn trong tầm tay”.

Hiện nay, mỗi tháng có gần 10.000 doanh nghiệp mới ra đời. Riêng tại Hà Nội, trong 8 tháng có hơn 15.000 đăng kí mới, nâng số cam kết đến năm 2020 của Hà Nội lên mức ít nhất có 400.000 doanh nghiệp. Cùng với cam kết 500.000 đơn vị thành lập mới của TP HCM, riêng 2 thành phố lớn đã có 900.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

“Quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ là rất rõ ràng, nhưng cộng đồng doanh nghiệp tại các địa phương sẽ nhìn vào động thái của lãnh đạo địa phương trong việc thực hiện chương trình hành động như thế nào sau khi ký cam kết”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách sửa đổi Luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, các thủ tục kiểm tra chuyên ngành về hải quan, tháo gỡ vướng mắc cho thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa…

“Các địa phương cần làm tốt việc thu hút FDI, các nhà đầu tư chiến lược lớn, tạo nên xung lực mới cho phát triển, làm môi trường có nhiều doanh nghiệp vệ tinh tham gia”, Phó Thủ tướng cũng lưu ý.

Ngoài ra, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp, tác động để chuyển các hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp.

Riêng về hoạt động khởi nghiệp, Phó Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến của Hà Nội về việc thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý phải triển khai theo mô hình đối tác công tư, chứ không hành chính hóa.

Minh Tâm

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.