|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Một đồng USD mạnh có khiến thị trường hàng hóa sụp đổ?

20:00 | 07/05/2018
Chia sẻ
Tuần trước, giá đồng USD ghi nhận sự bứt phá vượt bậc lên cao nhất từ đầu năm, với mức tăng 3% so với các đồng tiền chủ chốt khác. Tuy nhiên, điều này thường không phải là một dấu hiệu tốt đối với hàng hóa.
mot dong usd manh co khien thi truong hang hoa sup do Thép, cacao là 2 hàng hóa thể hiện tốt nhất quý I/2018
mot dong usd manh co khien thi truong hang hoa sup do Amazon cung cấp dịch vụ tại Việt Nam: Thương mại điện tử dậy sóng

Đồng USD đang trong thị trường giá lên mạnh mẽ, làm dòng tiền tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi và khiến các nhà giao dịch tiền tệ phải tìm tới các quán bar ở Hồng Kông để giải tỏa tâm trạng.

Liệu các nhà đầu tư hàng hóa có nối gót?

mot dong usd manh co khien thi truong hang hoa sup do
Nguồn: The Wall Street Journal.

Một đồng bạc xanh mạnh, tăng 3% so với các đồng tiền chủ chốt trong hai tuần qua, thường là một dấu hiệu xấu đối với hàng hóa, vì làm cho việc mua dầu và kim loại bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng bên ngoài nước Mỹ. Theo Viện Tài chính Quốc tế, sự phục hồi của đồng USD và lợi suất trái trái phiếu chính phủ Mỹ gia tăng đã khiến các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi các thị trường mới nổi trên cơ sở thuần lần đầu tiên kể từ năm 2016 trong tháng 4.

Tình hình này rất đáng lo ngại, nhưng tác động đến các loại hàng hóa có thể sẽ không đồng đều.

Đầu tiên, đối với dầu thô Brent, tăng 10% tính từ đầu năm đến nay, có khả năng quay đầu giảm lớn nhất. Tuy nhiên, các nhân tố cơ bản của dầu thô vẫn tương đối mạnh, với lượng dầu dự trữ tại kho của các quốc gia phát triển đã gần mức thấp nhất trong 5 năm vào tháng 4 và giá dầu giao ngay hiện giao dịch ở mức cao, một tín hiệu đáng tin cậy về sự thắt chặt trên thị trường vật chất.

mot dong usd manh co khien thi truong hang hoa sup do

Bên cạnh đó, nền kinh tế Mỹ, nguồn nhu cầu dầu lớn nhất của cầu vào khoảng 20% ​, vẫn hoạt động mạnh ngay cả khi các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc và châu Âu đang trong tình trạng xao động.

Các ngành hàng công nghiệp lớn mà thực sự dễ bị tổn thương là đồng. Mặc dù đã bán khoảng 6% kể từ cuối năm 2017, tổng lượng hàng tồn kho tại sàn giao dịch Thượng Hải, London Metal Exchange, và COMEX vẫn ở mức cao gần 1 triệu tấn. Giá đồng đã tăng mạnh kể từ cuối năm 2016, nhờ hy vọng tăng trưởng toàn cầu và sự nhiệt tình của nhà đầu tư đối với ngành xe điện và bất cứ điều gì liên quan đến công nghệ.

Ngoài ra, số liệu từ Nhóm nghiên cứu Đồng Quốc tế cho biết, nhu cầu về đồng tập trung ở bên ngoài nước Mỹ là châu Á chiếm gần 70% tổng lượng mua toàn cầu trong năm 2016, với lượng tiêu thụ tại riêng Trung Quốc đã chiếm tới một nửa. Châu Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Bắc Mỹ lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 10%. Quặng sắt, một mặt hàng phụ thuộc vào Trung Quốc, đã phải vật lộn vì các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại xuất hiện vào giữa năm 2017.

Sự phục hồi của đồng USD là một cảnh báo cho tất cả các mặt hàng, đặc biệt khi nó xuất hiện chủ yếu bởi các dấu hiệu của sự tăng trưởng suy yếu và khả năng lạm phát gia tăng bên ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, tại Mỹ, những thị trường mới nổi yếu hơn trên thế giới, và đặc biệt là nơi giá dầu vẫn nhận được sự hỗ trợ từ lo ngại địa chính trị xung quanh vấn đề Iran, đồng có thể trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất.

Lyly Cao