|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một doanh nhân chi 32 tỷ đồng 'cứu' cựu TGĐ OceanBank thoát án tử

16:16 | 02/05/2018
Chia sẻ
Những người dự phiên tòa xét xử vụ án OceanBank ngày 02/5 rất bất ngờ khi luật sư của Nguyễn Xuân Sơn cung cấp thông tin về một doanh nhân sẵn sàng chi 32 tỷ đồng để cứu bị cáo thoát án tử hình. Được biết, nhiều bạn bè đã góp tiền giúp đỡ bị cáo.
mot doanh nhan chi 32 ty dong cuu cuu tgd oceanbank thoat an tu Nếu vẫn bị tuyên án tử hình, nguyên TGĐ OceanBank Nguyễn Xuân Sơn sẽ làm gì?

Nguyễn Xuân Sơn - cựu Tổng Giám đốc (TGĐ) OceanBank bị tòa cấp sơ thẩm tuyên án Tử hình về hành vi tham ô 49 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Con số này được lượng hóa từ 20% của 246 tỷ đồng Hà Văn Thắm đã chi lãi ngoài cho PVN thông qua Nguyễn Xuân Sơn, theo tỷ lệ 20% nắm giữ cổ phần của PVN.

Tuy nhiên, nếu chiếu theo quy định của luật, Nguyễn Xuân Sơn sẽ được giảm án từ Tử hình xuống Chung thân nếu tự nguyện khắc phục tối thiểu ¾ tài sản tham ô, tương đương số tối thiểu tiền cần khắc phục là 37 tỷ đồng.

Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, gia đình Nguyễn Xuân Sơn sẽ tự lo 5 tỷ đồng, một doanh nhân là người bạn của Nguyễn Xuân Sơn sẽ cho vay 32 tỷ đồng, vừa đủ để nộp khắc phục hậu quả, nhằm cứu Nguyễn Xuân Sơn khỏi mức án tử hình.

Vị doanh nhân tốt bụng này chính là ông Nguyễn Trung Hà, thành viên sáng lập Công ty FPT, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Thiên Việt, là bạn thân của Nguyễn Xuân Sơn.

Theo thỏa thuận giữa bà Võ Thị Thanh Xuân (vợ của Nguyễn Xuân Sơn) và ông Nguyễn Trung Hà, ông Hà sẽ hỗ trợ theo cách cho bà Xuân vay 32 tỷ đồng để chuộc tài sản đã bị cơ quan điều tra kê biên, số tiền này cùng với 5 tỷ đồng do gia đình bà Xuân lo liệu sẽ vừa đủ 37 tỷ đồng, bằng đúng ¾ của số tiền 49 tỷ đồng mà Nguyễn Xuân Sơn bị quy kết tội tham ô.

Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, bà Võ Thị Thanh Xuân cho biết, ngoài ông Nguyễn Trung Hà, còn có một số người bạn khác của Nguyễn Xuân Sơn sẵn sàng góp tiền để hỗ trợ gia đình khắc phục hậu quả.

“Từ hôm qua đến nay, tài khoản của tôi có một món 2 tỷ đồng của K21 Vật giá - Đại học Kinh tế Quốc dân (nhóm bạn học cùng đại học với Nguyễn Xuân Sơn); một món 500 triệu đồng của một người bạn tên Trang, và một món khác nữa của K21 là 1,050 tỷ đồng. Bây giờ người ta cứ góp còn tôi chưa thể tính được nay mai sẽ là bao nhiêu. Còn đâu thì anh Nguyễn Trung Hà sẽ là người đứng ra xử lý. Sau đó sẽ phải trả toàn bộ tài sản kê biên cho anh Hà theo cam kết”, bà Võ Thị Thanh Xuân cho hay.

mot doanh nhan chi 32 ty dong cuu cuu tgd oceanbank thoat an tu

Cựu Chủ tịch OceanBank khóc khi nghe vợ trình bày trước HĐXX về nguyện vọng được khắc phục hậu quả nhằm cứu chồng thoát án tử.

Theo lời bà Xuân, toàn bộ tài sản bị kê biên được hình thành từ cách đây rất lâu, gồm một ngôi nhà hình thành từ năm 1998 (số 30A Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội) và một ngôi nhà hình thành năm 2004 (biệt thự tại KĐT Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội).

“Ngay cả cổ phiếu do anh Sơn nắm giữ cũng là sở hữu từ trước khi anh về làm ngân hàng. Toàn bộ giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản đã được tôi nộp đầy đủ cho cơ quan cảnh sát điều tra. Vì thương chồng chịu cảnh tù đày, gia đình cũng viết đơn xin, nếu buộc phải kết tội đấy thì gia đình sẵn sàng lấy số tài sản đó (của cả hai vợ chồng) để khắc phục hậu quả. Theo giá trị thị trường hiện nay, tổng số tài sản này khoảng vài ba chục tỷ đồng.

Bản thân tôi là người làm kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên gom góp mới có được như thế, chứ bản thân anh Sơn nay phấn đấu lên chức này, mai phấn đấu lên chức kia thì còn đâu thời gian tập trung cho gia đình. Tôi cũng chưa dám nói chắc từ giờ đến mai có thể tập hợp được toàn bộ số tiền hay không, anh Hà đang cố gắng” - bà Võ Thị Thanh Xuân chia sẻ.

“PVN quan hệ với hàng chục ngân hàng, nếu anh Sơn chiếm đoạt 1 đồng, liệu PVN có gửi tiền vào OceanBank hay không?”. Với cảm nhận của một người vợ, bà Xuân khẳng định chồng mình không phạm tội Tham ô hay chiếm đoạt tài sản.

Theo thẩm phán Ngô Hồng Phúc - Chủ tọa phiên tòa, nếu khắc phục đươcn ¾ tài sản tham ô, Nguyễn Xuân Sơn có thể được giảm xuống mức án Chung thân, từ đó có thể giảm về mức án có thời hạn nếu cải tạo tốt.

Doanh nhân Nguyễn Trung Hà sinh năm 1962, hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực như tài chính, công nghệ - truyền thông, bất động sản…

Ông là thành viên sáng lập FPT, Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Ngân hàng ACB từ 1994 đến 1997.

Năm 1998, ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh riêng khi thành lập Công ty Bất động sản Togi. Hiện nay ông Hà vẫn là Chủ tịch HĐQT của Công ty này.

Đến năm 2007, ông Hà tham gia thành lập và giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của Chứng khoán Thiên Việt (TVS).

Được biết, ông Hà cũng góp vốn và tham gia vào Hội đồng quản trị của rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ - truyền thông như CTCP Truyền thông và Giải trí Galaxy (Galaxy M&E), CTCP Phim Thiên Ngân (Galaxy Studio), Công ty quảng cáo Goldsun Media, Công ty Công nghệ Tinh Vân…

Nguyễn Tuân

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.