|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Máy bay 'made in China' sắp cất cánh

11:32 | 21/03/2017
Chia sẻ
Sau nhiều năm trì hoãn, chiếc máy bay chở khách do Trung Quốc sản xuất sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tháng tới. 
may bay made in china sap cat canh
Máy bay hai động cơ C919 của Tập đoàn sản xuất máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang được kéo ra khỏi hangar tại một buổi lễ ở Sân bay Quốc tế Phố Đông ở Thượng Hải vào tháng 11/2015. Sau nhiều năm trì hoãn, chiếc máy bay sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng tới. Ảnh: AP

Chiếc máy bay thân hẹp hai hàng ghế do Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào cuối tháng tư. Tuy nhiên, kế hoạch chưa chắc chắn do bất cứ vấn đề gì trong quá trình kiểm tra cũng có thể ảnh hưởng đến lịch trình này.

Mang tên C919, chiếc máy bay "made in China" sử dụng động cơ LEAP của hãng CFM International, một liên doanh giữa nhà sản xuất động cơ máy bay Pháp Safran với General Electric.

Chiếc C919 là một kế hoạch dài hơi mà Chính phủ Trung Quốc ấp ủ đã lâu, với tham vọng sẽ cạnh tranh được với hai ông lớn Airbus và Boeing trên thị trường hàng không thế giới.

Dự án này cũng nằm trong kế hoạch đầy quyết tâm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm hiện đại hóa ngành sản xuất của Trung Quốc. Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ là một trong những mảng có thể giúp đẩy nhanh quá trình này.

Kế hoạch đưa chiếc máy bay C919 lên bầu trời chậm hơn nhiều so với dự kiến. Dự án C919 được ra mắt từ năm 2008. Sau khi hoãn ít nhất hai lần trong năm 2014, nhà sản xuất dự định sẽ cất cánh vào đầu năm 2017 nhưng rồi lại bị vỡ kế hoạch. Chiếc máy bay này có thể chuyên chở 175 khách với tầm bay khoảng 5.500 km. Máy bay từng được mang ra triển lãm lần đầu ở Sân bay Quốc tế Phố Đông tại Thượng Hải hồi tháng 11/2015.

Nhà sản xuất cho biết máy bay đã nhận được đơn hàng từ 23 hãng hàng không gồm Air China, China Southern Airlines, China Eastern, Citic Financial Leasing, đặt mua tổng cộng 570 chiếc.

Để sản xuất chiếc máy bay, Tập đoàn sản xuất máy bay Trung Quốc (COMAC) sử dụng dịch vụ cung cấp của 16 tập đoàn quốc tế, trong đó có General Electric và Honeywell International. COMAC ước tính tiềm năng thị trường cho chiếc máy bay này sẽ vào khoảng 96 tỷ USD.

Theo tờ South China Morning Post, C919 sẽ cạnh tranh trực tiếp với chiếc A320 của Airbus và B737 của Boeing. Chính quyền Bắc Kinh hy vọng chiếc máy bay sẽ đập tan sự thống trị của phương Tây trên bầu trời, chen chân vào thị trường sản xuất máy bay trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Tuy vậy, giới chuyên gia trong ngành cho rằng C919 sẽ còn mất một chặng đường dài trước khi có thể cạnh tranh trực tiếp với máy bay phương Tây trên các bầu trời quốc tế, do chứng nhận bảo đảm an toàn là rào cản chính đối với việc xuất khẩu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vân Vũ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.