Mảnh đất 'màu mỡ' tài chính tiêu dùng đang được phân chia như thế nào?
FE Credit chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam năm 2016 (Ảnh: FE Credit) |
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (Viet Capital), thị trường tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực khá tiềm năng và hấp dẫn với lợi suất cao. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trung bình của lĩnh vực này ước khoảng 20%, trong khi NIM trung bình của ngành ngân hàng nói chung chỉ ở mức 2,9%.
Dư nợ tài chính tiêu dùng tại Việt Nam (Nguồn: VCSC) |
Đối tượng nhắm đến của tài chính tiêu dùng là người dân trong độ tuổi lao động, dự kiến sẽ đạt 56,2 triệu người vào năm 2020. Do vậy, tài chính tiêu dùng dự báo sẽ diễn biến khả quan vì theo BMI, từ 2016 - 2019, thu nhập cá nhân đạt tăng trưởng kép hàng năm 13,2%. Ngân hàng bán lẻ và tài chính tiêu dùng hoạt động tại các phân khúc thị trường rất khác biệt, dù việc đối đầu là không thể tránh khỏi về tín dụng theo đối tượng sản phẩm (tín dụng điện thoại điện máy, tín dụng phương tiện đi lại).
Theo ước tính của Viet Capital, tài chính tiêu dùng năm 2016 có doanh thu ước khoảng 598.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,8% GDP. Trong khi tại các nước trong khu vực, con số này cao hơn 320 điểm cơ bản. Trong bối cảnh còn nhiều rủi ro về ngành ngân hàng nói riêng cũng như rủi ro mang tính hệ thống, tài sản tài chính tiêu dùng chiếm 12,4% tổng tài sản năm 2016.
Ảnh: VCSC |
Về cấu trúc thị trường, tài chính tiêu dùng được chia làm các ngân hàng bán lẻ và các công ty tài chính thuần về tài chính tiêu dùng. Các ngân hàng có thể thành lập một công ty cho thuê hoặc công ty con chuyên về tài chính tiêu dùng. Tuy nhiên, tài chính tiêu dùng có cơ cấu doanh nghiệp khác biệt vì có lãi suất cao hơn và rủi ro cao hơn đáng kể.
Vì tác động của mạng lưới và hiệu quả quy mô trong mô hình cho vay phân phối, FE Credit dẫn đầu thị trường với 1,4 tỷ đồng tín dụng và 48,4% thị phần. Các đối thủ khác là Home Credit, HD Saison và Prudential với thị phần lần lượt là 15,7%, 12,2% và 8,1%. Ngoài ra, còn có một số đối thủ nhỏ hơn như Mirae Asset Finance, JACCS và Toyota finance.
Ảnh: VCSC |
Về phân khúc theo lĩnh vực, mảng lớn nhất trong cho vay tài chính tiêu dùng là tiêu dùng cá nhân và sinh hoạt (42,5%), sau đó là hàng hóa gia dụng (28%) và phương tiện giao thông (19,6%). Về tốc độ tăng trưởng, cho vay để mua phương tiện giao thông và sửa chữa nhà ở tăng mạnh nhất trong năm 2016 (cùng tăng 42%), trong khi cho vay tín chấp tăng 68%.
Tài chính tiêu dùng, những rủi ro nhãn tiền Những khoản vay nhỏ không cần tài sản bảo đảm đang đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều ngân hàng. Nhưng lĩnh vực này cũng ... |
Cho vay tiêu dùng: Miếng bánh nhiều người thèm... Thông tin Dự thảo Thông tư về cho vay tài chính tiêu dùng sắp ban hành và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ... |
Mảng tài chính tiêu dùng 'ăn nên làm ra', VPBank quyết định tăng gấp rưỡi vốn FECredit Vốn điều lệ của Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã được NHNN chấp thuận tăng 47%, từ 1.900 ... |