|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Malaysia muốn xem xét lại CPTPP

16:09 | 09/06/2018
Chia sẻ
Thủ tướng Malaysia - Mahathir Mohamad muốn thay đổi phiên bản 11 thành viên để các nền kinh tế yếu cảm thấy dễ thở hơn.
malaysia muon xem xet lai cptpp Hạ viện Nhật Bản thông qua dự luật hướng tới thực thi CPTPP
malaysia muon xem xet lai cptpp CPTPP với đầu tư trực tiếp nước ngoài
malaysia muon xem xet lai cptpp Mexico là quốc gia đầu tiên phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei hôm qua, ông Mahathir cho biết: “Chúng ta phải xem xét lại” CPTPP (Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương). Thỏa thuận này đã được ký dưới thời chính phủ trước của Malaysia, khi cựu thủ tướng Najib Razak còn tại vị.

Ông Mahathir cho rằng một số điều khoản được Mỹ thêm vào trước đây khiến các nền kinh tế yếu hơn, như Malaysia, gặp bất lợi. “Điều quan trọng là phải cân nhắc trình độ phát triển của một quốc gia”, ông cho biết, đồng thời thúc giục có sự cân nhắc đặc biệt với nước mình.

malaysia muon xem xet lai cptpp

Thủ tướng Malaysia - Mahathir Mohamad trong cuộc phỏng vấn hôm qua. Ảnh: Nikkei

Ông Mahathir không phủ nhận tầm quan trọng của các hiệp định như CPTPP. Dù vậy, ông cho biết Malaysia sẽ mua bán được ít hơn trong môi trường thương mại tự do hoàn toàn. “Các nền kinh tế nhỏ, yếu hơn phải được trao cơ hội bảo vệ sản phẩm của mình”, ông nói.

CPTPP được thông qua tháng 11 năm ngoái và ký kết tháng 3 năm nay. Hiệp định này sẽ có hiệu lực nếu ít nhất 6 nước phê chuẩn. Trong bối cảnh các thành viên khác đều muốn áp dụng CPTPP càng sớm càng tốt, Nikkei cho rằng lời kêu gọi của ông Mahathir sẽ khó được chấp nhận. Vì nó sẽ khiến họ phải đàm phán lại toàn bộ hiệp định.

Thủ tướng Malaysia cũng không đề cập đến việc có cân nhắc rời thỏa thuận này hay không. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra, “chúng ta có thể phải đàm phán lại từ đầu, như khi Tổng thống Mỹ - Donald Trump rút khỏi TPP trước đây”, một quan chức Nhật Bản dự báo.

Xem thêm

Hà Thu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.