Lợi nhuận của PV Gas có thể giảm 700 tỷ đồng trong năm 2019 do tăng giá đầu vào khí khô bể Nam Côn Sơn
Vietcombank sẽ tài trợ gói tín dụng ngắn hạn 4.000 tỷ đồng cho PV Gas | |
ĐHĐCĐ PV Gas: PVN vẫn chưa thể thoái vốn xuống 65% trong năm 2018 |
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đã đề xuất với Bộ Công Thương để tăng giá đầu vào cho khí khô từ Block 11.2 (bể Nam Côn Sơn) từ 2,68 USD/mmbtu lên 6,57 USD/mmbtu (từ 1/1/2019) do thiếu sản lượng khí so với giả định ban đầu.
Đây là một giải pháp được đưa ra để các nhà khai thác mỏ (KNOC, LG, Daewoo, Daesung và PVN) có thể tránh được các vấn đề tài chính từ việc giảm sản lượng khí. Theo Gas , đề xuất vẫn chưa được chấp thuận, nhưng việc chấp thuận chỉ là vấn đề thời gian, vì dường như đó là giải pháp tốt nhất cho tất cả các bên.
Sự kiện này có thể có tác động đến lợi nhuận của Gas. Hiện nay, sản lượng từ Block này ước tính là 800 triệu m3, tương đương với khoảng 8% sản lượng của Gas , nhưng giảm dần 100-200 triệu m3 một năm.
Gas có thể chuyển chi phí đầu tăng cho EVN, nhưng công ty sẽ không còn hưởng lợi từ khoản chênh lệch hấp dẫn như trước đây nhờ giá đầu vào thấp (trước đây: giá = cước phí + chênh lệch; hiện tại: giá = cước phí). SSI Research giả định mức giá mới cho Block 11.2 sẽ được áp dụng từ 1/1/2019.
Nhìn vào cơ chế giá khí hiện tại, SSI Research ước tính trong năm 2019, lợi nhuận của Gas sẽ giảm so với ước tính trước đó khoảng 700 tỷ đồng do sự kiện này, tức là 6-7% tổng lợi nhuận ròng của Gas .
Xem thêm |