Loạt sai phạm tại Dự án BOT Hòa Lạc – Hòa Bình và thiếu sót của Tổng công ty 36
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT thuộc lĩnh vực giao thông. Theo đó, cơ quan này tiến hành thanh tra 7 dự án (5 dự án BOT, 1 dự án BT, 1 dự án kết hợp cả BOT và BT), trong đó có dự án BOT đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình.
Tại dự án đường này, Thanh tra Chính phủ cho biết, theo quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020 thì quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình phải nâng cấp thành đường cấp II, bốn làn xe. Tuy nhiên, Bộ Giao thông đã quyết định phê duyệt đầu tư nâng cấp đường không đạt tiêu chuẩn quy hoạch.
Cụ thể, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình là đường cấp III (đồng bằng và miền núi), hai làn xe và đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình là đường cấp III (đồng bằng), hai làn xe.
Theo TTCP, quyết định đầu tư ghép việc cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 với đầu tư xây dựng mới đường Hoà Lạc - Hoà Bình thành một dự án và đặt trạm thu phí ở cả 2 tuyến là bất hợp lý. Ảnh: Báo Đầu tư. |
TTCP chỉ rõ, Bộ Giao thông vận tải đã ghép việc cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 với đầu tư xây dựng mới đường Hòa Lạc - Hòa Bình thành một dự án và đặt trạm thu phí ở cả hai tuyến là bất hợp lý. Do khi dự án đi vào khai thác, việc tăng thu mức phí đối với người sử dụng dịch vụ trên đoạn tuyến Quốc lộ 6 để bù đắp vốn đầu tư đoạn tuyến Hòa Lạc – Hòa Bình trong khi họ không sử dụng dịch vụ trên tuyến đường này là sai nguyên tắc xác định giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản quy định tại Khoản 1, Điều 33, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP: “Giá hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp dự án cung cấp được quy định tại hợp đồng dự án theo nguyên tắc, bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp dự án, người sử dụng và Nhà nước”.
Việc phê duyệt tổng mức đầu tư đã áp dụng đơn giá tiền lương, chi phí dự phòng trượt giá, cự ly đổ thải và cấp đá đào nên không đúng quy định, không phù hợp thực tế, dẫn đến chi sai tăng trên 51,2 tỷ đồng.
Về việc lựa chọn nhà đầu tư, về năng lực tài chính của nhà đầu tư, dự án thực hiện hình thức chỉ định thầu, nhà đầu tư được lựa chọn là Liên danh Tổng công ty 36 (Bộ Quốc phòng), Công ty CP đầu tư thương mại Hà Nội, Công ty CP thương mại xây lắp Trường Lộc. Theo hợp đồng liên danh, Tổng Công ty 36 (đứng dầu liên danh) phải góp 67,32 tỷ đồng/374 tỷ đồng mức dự án yêu cầu.
Trong khi đó, báo cáo tài chính của Tổng công ty 36 thời điểm 31/12/2013, vốn chủ sở hữu là 285 tỷ đồng và Tổng công ty 36 đã đầu tư vào dự án BOT Quốc lộ 19 là 279 tỷ đồng.
"Như vậy, cân đối vốn chủ sở hữu không còn đủ để góp theo mức hợp đồng. Mặc dù ngày 28/12/2013, Bộ Quốc phòng đã có quyết định bổ sung vốn chủ sở hữu với số tiền là hơn 66,5 tỷ đồng từ nguồn thu chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích xây dựng nhà ở tại 326 Lê Trọng Tấn. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn Bộ Quốc phòng quyết định để Tổng công ty 36 đầu tư xây trụ sở, không thể huy động để thực hiện dự án BOT", TTCP khẳng định.
Về việc góp vốn và quản ký sử dụng vốn của doanh nghiệp dự án, TTCP cho biết, trong quá trình thực hiện hợp đồng, từ ngày 1/5/2014 đến ngày 28/1/2015, các nhà đầu tư liên danh đã góp đủ vốn chủ sở hữu 379 tỷ đồng (Tổng công ty 36 góp 72,32 tỷ đồng, Công ty thương mại Hà Nội góp 158,46 tỷ đồng, Công ty thương mại Trường Lộc góp 123,42 tỷ đồng). Theo quy định và hợp đồng, vốn góp của các bên liên danh nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho mục đích thực hiện dự án. Tuy nhiên, Công ty BOT đã chuyển cho các nhà đầu tư trong liên danh vay lại vốn 226 tỷ đồng với cam kết sẽ hoàn trả số tiền vay ngay khi Công ty BOT có yêu cầu, đảm bảo tiến độ giải ngân của dự án. Việc sử dụng vốn như vậy là không đúng quy định của hợp đồng.
Về việc thực hiện hợp đồng dự án, TTCP cũng chỉ ra nhiều sai phạm, bất cập.
Thứ nhất, về quản lý chi phí đầu tư, kết quả kiểm tra dự toán một số nội dung lập duyệt không đúng, chưa hợp lý, như: Áp dụng giá đất đắp của địa bàn Hà Nội (68.040 đồng/m3) cho công việc thực hiện trên địa bàn Hòa Bình (gói số 7,8). Dự toán thành phần cấp phối bê tông nhựa không có căn cứ và không phù hợp với thiết kế cấp phối, tính cự ly điều phối đất tận dụng (500m) không hợp lý với phương án thi công, tính phụ cấp không ổn định sản xuất không có chế độ quy định, tính hệ số điều chỉnh chi phí tiền lương trong đơn giá ca máy không đúng căn cứ, áp dụng định mức thi công bê tông thân rảnh bằng định mức bê tông tường thẳng , bê tông xả mũ rảnh bằng định mức bê tông xả mũ mổ, mũ trụ cầu, sản xuất thép rảnh áp định mức xả, dầm.
Từ những sai phạm trên, TTCP cho biết, giá trị dự toán đã duyệt chênh lệch tăng gần 33,78 tỷ đồng (đường Hòa Lạc – Hòa Bình hơn 16,4 tỷ đồng, đường Xuân Mai – Hòa Bình hơn 17,3 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, dự án này được phê duyệt đầu tư ngày 16/4/2014, đến ngày 4/11/2014 mới phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, lập dự án. Cơ quan thanh tra phát hiện doanh nghiệp dự án ký hợp đồng với một số đơn vị thực hiện trước những công việc về xây dựng lán trại, tiếp nhận mặt bằng, cọc mốc tim tuyến trước khi có kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt là sai quy định về trình tự thủ tục tổ chức triển khai thực hiện dự án.
Thứ hai, về doanh thu chi phí, dự án đã hoàn thành phần cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình và tiến hành thu phí từ ngày 20/10/2015 theo báo cáo của doanh nghiệp dự án đạt hơn 9,566 tỷ đồng. Bình quân 233 triệu đồng/ngày đêm. Trong khi phương án tài chính hợp đồng, tính toán dùng 102 tỷ đồng từ nguồn thu phí tuyến quốc lộ 6 hỗ trợ dự án trong thời gian xây dựng, nhưng với mức thu như trên chỉ đạt 64% phương án hợp đồng, tương ứng 64 tỷ đồng. Như vậy, số thu thực tế lúc đầu là không khả thi so với phương án tài chính phê duyệt.
Bộ đang bảo vệ lợi ích của ai trong bài toán BOT? Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đình Cung trăn trở trước thực tế Bộ GTVT đứng về chủ đầu tư trong các dự án BOT, ... |
Bộ Giao thông vận tải nói gì về các dự án BOT có 'sai sót'? Trước một số “sai sót” về dự án BOT, BT mà Thanh tra Chính phủ vừa công bố, Bộ GTVT cho biết nhiều dự án ... |
Loạt sai sót tại 7 dự án BOT, BT: TTCP Kiến nghị kiểm điểm Bộ Giao thông và Bộ Tài chính Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối ... |
Phát hiện thu phí bất thường tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ Dự án mới đầu tư giai đoạn 1, chiếm 30% vốn dự án nhưng giá thu tương đương đường cao tốc xây dựng mới Cầu ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/