Xét xử vụ án NH Đại Tín sáng 28/5: Viện kiểm sát thừa nhận có sai sót chính tả trong quá trình điều tra
Sáng ngày 28/5, TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank).
Sáng nay, Viện kiểm sát sẽ tham gia tranh luận, đối đáp lại các quan điểm luận cứ, bào chữa của các luật sư diễn ra trong 4 ngày qua.
11h35: Phiên toà sáng nghỉ
10h50: Luật sư yêu cầu giám định tài chính Công ty Phương Trang và Ngân hàng Đại Tín
LS Trương Vĩnh Thủy bào chữa bổ sung cho bị cáo Hứa Thị Phấn
LS giữ nguyên phần bào chữa của mình. LS cho biết chưa thấy trình bày của bà Phấn có khai đẩy trách nhiệm của mình cho nhóm Phú Mỹ, Phương Trang.
Đối với trình bày của LS nhóm Phương Trang, LS cho rằng có phần cáo buộc, đẩy trách nhiệm cho bà Phấn và vượt quá giới hạn quy đinh nên LS không có quan điểm. Tình trạng sức khỏe bà Phấn như đã trình bày trước đó, LS cho biết bà Phấn gần như tới đời sống thực vật thì nếu thực hiện thi hành mức án gần như không có ý nghĩa, LS cho rằng đã làm đúng trách nhiệm của mình đồng thời bào chữa gián tiếp cho các bị cáo.
Tại Phiên tòa, VKS cũng xác định tình trạng bị cáo của Nguyễn Kim Thanh có biểu hiện không bình thường nhưng chưa đến mức hạn chế hình sự, LS đề nghị trích xuất camera bởi bị cáo có biểu hiện không ổn định nhưng VKS vẫn xem xét trong bút lục. LS đề nghị giám định bệnh tình bị cáo.
Trong cáo trạng và phần luận tội của VKS không trình bày rõ hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. VKS chưa tranh luận rõ bắt đầu hành vi thời điểm nào, kết thúc thời điểm nào. Nếu đại diện CB cho rằng việc thực hiện vấn đề nào chưa hợp lý thì có thể kiện ra tòa bằng vụ án khác.
Việc giữ trước tài sản, hoạc dùng tài sản vào hành vi bất hợp pháp khác… là yếu tố cấu thành bắt buộc cho hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản. LS cho rằng không có đủ căn cứ để cho thấy bà Phấn lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Về trái phiếu Trường Vỹ, hồ sơ vụ án xác định rất rõ việc chứng nhận sở hữu trái phiếu, ngoài ra Ngân hàng CB đã phân tích rất rõ dòng tiền 2.000 trái phiếu đã chay về đâu. Mặt khác tại biên bản họp có nêu Công ty Trường Vỹ nhận tiền mặt thực tế 132.8 tỷ đồng về việc mua trái phiếu cho nên công ty phải chịu trách nhiệm về số tiền trên. Đồng thời xác nhận Ngân hàng về việc Trường Vỹ còn nợ 943 tỷ đồng bao gồm lãi trong, lãi ngoài.
LS mong HĐXX xem xét đây là chứng cứ bằng văn bản, quan trọng hơn chứng cứ là lời khai.
Đối với 4 khoản vay cá nhân, có một khoản vay đã đảo nợ đến 3 lần nhưng vẫn chưa thanh toán. Biện nhận nhận tiền mặt có trong hồ sơ vụ án, sổ nhật ký có ghi, lời khai nhận của 4 cá nhân có điều tra viên xác nhận. Rõ ràng rằng, nếu xem xét kỹ, LS cho rằng chưa thực sự có sự phân tích 3.900 tỷ đồng là công ty Phương Trang thực nhận. LS đã có hoài nghi về phương pháp truy ngược dòng và đề nghị triệu tập điều tra viên nhưng không được chấp nhận.
LS không hiểu nổi khái niệm truy ngược dòng là gì, từ đó những diễn biến tại phiên tòa: Về số liệu hơn 3.900 tỷ đồng Công ty Phương Trang đã thực nhận, CQĐT đã làm rõ vậy thì xét xử tại phiên tòa làm gì?. Không có sự đối chiếu giữa số liệu của CQĐT thu thập và trên HS giải ngân. LS cho rằng có thể sai sót. LS cho rằng số liệu nào đúng nhất, thuộc về trách nhiệm của HĐXX.
LS cho rằng số tiền thực nhận của Phương Trang còn thể hiện trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế của nhóm Công ty Phương Trang nhưng trên phiên tòa chưa thấy được làm rõ.
Cũng tại phiên tòa, đại diện Phương Trang xác nhận chưa trả một đồng lãi nào cho 3.900 tỷ đồng nói trên. LS cho biết Ngân hàng đã tất toán 36 hợp đồng hơn 7000 tỷ đồng vậy lấy tiền đâu để trả lãi. LS đề nghị làm rõ.
Tại trang 55 cáo trạng kết luận, VKS đề nghị CQĐT, HĐXX làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản. LS cho rằng đây là trách nhiệm của VKS chứ không phải của tòa. Tại sao VKS không điều tra làm rõ.
Từ những vấn đề trên, LS cho biết chưa có đủ căn cứ nào chứng minh việc ký văn bản không đúng quy định pháp luật, việc ký diễn ra hàng trăm ngày nhưng không có bất kỳ khiếu nại nào. LS cho rằng nguyên tắc xem xét là trong cứ hơn trọng cung. Mong HĐXX xem xét, làm rõ khách quan của vụ án.
Để có đủ căn cứ xem xét vụ án, đề nghị hoãn phiên tòa, yêu cầu giám định tài chính tại nhóm Công ty Phương Trang, ngân hàng CB.
10h35: Toà nghỉ giải lao
10h15: Tách tranh chấp giữa ông Danh - bà Phấn và ông Bình - nhóm Phương Trang giải quyết trong giai đoạn sau của vụ án
Đối với các ý kiến bảo vệ lợi ích cho những người có liên quan, VKS cho biết công ty Phương Trang có yêu cầu bồi thường, VKS cho rằng có cơ sở, đề nghị HĐXX cho phép khởi kiện dân sự.
Đối với bị án Công Danh yêu cầu bồi thường thiệt hại bằng 114 BĐS, VKS tiếp tục đề nghị kê biên những tài sản để giải quyết giai đoạn sau của vụ án.
Đối với đề nghị khởi tố bị cáo Phấn chiếm đoạt của ông Phạm Công Danh, VKS đề nghị HĐXX xem xét, tách tranh chấp để giải quyết.
Về tranh chấp của ông Bình với nhóm Phương Trang, VKS cũng cho rằng HĐXX xem xét, tách tranh chấp này và giải quyết theo luật dân sự. Những tài sản không liên quan đến vụ án thì giải tỏa kê biên theo đề nghị của những người có nghĩa vụ liên quan.
10h: VKS khẳng định nhóm Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng
Liên quan đến khoản vay của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín, Kết luận CQĐT cho thấy không có mối quan hệ vay giữa bà Phấn và nhóm Phương Trang. Về đường đi dòng tiền đã thể hiện đầy đủ trong kết luận của CQĐT. Hơn nữa các bị cáo đều thừa nhận rằng làm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Thực tế không có giải ngân như HĐTD hoặc giải ngân không đúng.
Về quỹ tiền mặt của ngân hàng, không đủ tiền để có thể giải ngân tiền mặt, cấn trừ. Do đó VKS cho rằng đây là thu chi khống. Cũng như LS Hoài Phân tích, Ngân hàng không hề đủ phương tiện chuyển tiền số tiền 2.000 tỷ đồng trong 4 ngày.
Các khoản vay đều thực hiện theo phương pháp cấn trừ và để hợp lý hóa hồ sơ in sẵn chứng từ. Sổ nhật ký tiền mặt mà các LS trình bày, đây chỉ sổ ghi chép của Hứa Thị Bích Hạnh lập trên chứng từ khống.
Theo đó, VKS khẳng định nhóm Phương Trang chỉ thực nhận hơn 3.900 tỷ đồng chứ không phải là 9.400 tỷ đồng. Rõ ràng ai là thiệt hại thì phải bồi thường, VKS xác định bà Phấn phải bồi thường 5.200 tỷ đồng.
Việc LS đề nghị giám đinh thiệt hại, VKS cho rằng điều này không cần thiết, VKS có đủ cơ sở để chứng minh thiệt hại mà bị cáo Phấn gây ra.
Đối với bị cáo Ngân xin xem xét số tiền bị cáo gây thiệt hại 208 tỷ đồng cho Ngân hàng còn LS thì làm rõ quan điểm 4.500 tỷ đồng, VKS cho biết số tiền xác định thiệt hại do bị cáo Phấn gây ra là 5.200 tỷ đồng, Phương Trang 3.900 tỷ đồng và bị cáo Ngân phải chịu 208 tỷ đồng do đã rút tiền mặt không phải tại trụ sở Ngân hàng.
Về việc lấy cung bị can Thanh của điều tra viên, bị can Thanh đều xác nhận các biên bản hỏi cung đều đúng và cho biết đủ tình trạng sức khỏe để lấy cung do đó không thể nói là vi phạm tố tụng theo quy định.
Bị cáo Thanh có khai mở tài khoản cá nhân theo chỉ đạo của bà Phấn, ký các chứng từ nộp. Có thể bị cáo cho rằng bị cáo Phấn nộp số tiền đó nhưng VKS cho rằng bị cáo đã bỏ mặc hậu quả xảy ra.
Đối với tình trạng sức khỏe của bị cáo Thanh, VKS xác định bị cáo Thanh có tinh thần không ổn định. Bị cáo không thuộc trường hợp hạn chế năng lực hình sự. Mặt khác LS có cung cấp về tình trạng mới nhất của bị cáo nhưng không có căn cứ để thể hiện bị cáo bị tâm thần, hạn chế năng lực hình sự.
Đối với quan điểm của bị cáo Ngọc Tuyết cho rằng thực hiện đúng quy định, VKS cho biết bị cáo Tuyết khai tại tòa rằng đã nộp và ký theo chỉ đạo của chị Thảo chỉ đạo, không gặp trực tiếp khách hàng. Điều này cho thấy nhận thức bị cáo Tuyết làm theo chỉ đạo là sai. Đối chiếu với các quy định của Ngân hàng Đại Tín về thu tiền mặt thì tiếp nhận yêu cầu khách hàng, kiểm tra các chứng từ của khách hàng có hợp lý không. Có nghĩa ở đây thì bị cáo phải tiếp xúc với khách hàng. VKS xác định bị cáo thực hiện chỉ đạo, biết sai nhưng vẫn bỏ mặc hậu quả.
LS cho rằng xử phạt 2-3 năm tù đối với bị cáo Tuyết không đúng căn cứ, VKS cho biết đây có nhầm lẫn, VKS có đưa ra chứng cứ, căn cứ để đề nghị luận tộị.
9h15: VKS khẳng định các bị cáo đã chiếm đoạt 150 tỷ đồng trong việc mua nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch
Các bị cáo cho rằng việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là thuận mua, thuận bán, VKS khẳng định Công ty định giá Miền Nam đã xác định thời điểm đó có ít tài sản để so sánh. Mặt khác bị án Danh và Mai cũng cho rằng nếu muốn bán số tài sản đó thì 100 tỷ cũng được. Do đó, giá trị căn nhà hơn 150 tỷ đồng được xác định là căn cứ quan trọng của vụ án.
Các LS cho rằng không có khách thể tại thời điểm xảy ra chiếm đoạt tài sản, VKS cho biết nếu không có khách thể thì làm sao xảy ra chiếm đoạt tài sản. Không đủ căn cứ lấy tiền của khách hàng, VKS bác bỏ quan điểm của các LS, đồng thời cho rằng các bị cáo đã chiếm đoạt 150 tỷ đồng.
Về hành vi khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng, khi viện dẫn hành vi của bị cáo, các Luật sư không nêu đầy đủ ảnh hưởng đến quan điểm. Đối với quan điểm LS cho rằng bị cáo Tụ không có hành vi khách quan, VKS cho biết Công ty Trust Asset không có chức năng thẩm định giá nhưng vẫn thực hiện việc định giá là vị phạm quy định của NN về định giá.
LS cho rằng chứng thư 22 đã hết hạn nên hành vi chiếm đoạt không liên quan đến bị cáo Tụ, VKS khẳng định bị cáo Tụ có hành vi khách quan như đã nói ở trên, mặc dù không có chức năng nhưng vẫn ký chứng thư gấp 8 lần giá trị thực dẫn đến hành vi cho bị cáo Phấn chiếm đoạt tài sản. VKS đề nghị bác bỏ quan điểm này.
Đối với hành vi của Lâm Kim Dũng, VKS cho biết bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội khi làm giám đốc Công ty Nam Giang. Thực tế Ngân hàng đã thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Việc quy kết bị cáo Toàn ký vào hợp đồng mua bán tài sản mà không thông qua Cổ đông là không có căn cứ của LS, VKS khẳng định HĐQT có nhiệm vụ trình ĐHĐCĐ việc mua sắm tài sản. Hơn nữa việc nói rằng bị cáo Phấn có số cổ phần chiếm 84% nên đã thông qua, VKS cho rằng như vậy là không tôn trọng các cổ đông còn lại.
9h: VKS bắt đầu đối đáp với lời bào chữa của bị cáo và các luật sư
VKS thừa nhận sai sót chính tả trong điều tra nhưng không ảnh hưởng đến bản chất vụ án
Với phần trình bày xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo nữ, có con nhỏ, VKS sẽ xem xét cân nhắc.
Về việc các bị cáo cho rằng VKS, điều tra viên vi phạm tố tụng hình sự, VKS thừa nhận có sai sót về chính tả và thời gian nhưng cho đây chỉ là hình thức không ảnh hưởng đến bản chất vụ án. Hơn nữa lời khai của bị cáo tại tòa không thay đổi so với kết luận của CQĐT chỉ có bị cáo Loan thay đổi lời khai do tình hình sức khỏe.
Chứng cứ của LS Thơ cung cấp, VKS khẳng định lại không chấp nhận chứng cứ, việc này thực hiện đúng quy định pháp luật. VKS cho rằng, nếu là chứng cứ sao LS lại cất giữ bản ghi âm hơn một năm sau đó đến ngày 16/5 mới đưa cho HĐXX. Hơn nữa USB không có chức năng ghi âm, có thể làm giả được.
Kiến nghị cho rằng ông Cao, ông Luận cản trở thanh tra NHNN của LS Thơ, VKS cho rằng điều này không có căn cứ, cố tình làm xấu tính trạng người khác.
Đối với số 5 Phạm Ngọc Thạch, các LS cho rằng quá trình định giá có vi phạm quy định tố tụng, VKS khẳng định tại thời điêm định giá có ít tài sản đem ra định giá, không có tài sản nào để đem ra so sánh. Hơn nữa trươc khi tiến hành định giá đã thuê tổ chức định giá độc lập đó là định giá Miền Nam. Hội đồng định giá thực hiện định giá độc lập, theo nhiệm vụ được phân công. Do đó, việc lập biên bản định giá không vi phạm tố tụng.
Kết luận định giá luật không bắt buộc gửi cho người có liên quan như các LS nêu. Việc không cử người đến tận nơi để định giá, VKS cho biết luật không yêu cầu cơ quan định giá đến nơi, được phép dựa trên hồ sơ chứng từ, mẫu so sánh.
Quyết định xử phạt NHHNN về mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là pháp nhân Ngân hàng Đại Tín, không xử lý cá nhân nào liên quan. Như vậy các cá nhân đã có hành vi vi phạm trong việc mua căn nhà nhưng chưa được xử lý nên VKS đề nghị bác bỏ quan điểm của các LS cho rằng NHNN đã tiến hành xử phạt.
Các LS cho rằng, việc nâng khống căn nhà không có căn cứ, VKS cho biết bị cáo Phấn đã nhận chuyển nhượng từ 2 cá nhân, luân chuyển lòng vòng, đứng trên danh nghĩa pháp nhân, mua đi bán lại để người khác lầm tưởng về chủ sở hữu ngôi nhà. Do đó việc nâng khống là có căn cứ.
Tóm tắt phiên xét xử sáng ngày 27/5:
Trong phiên tòa, Bị án Phạm Công Danh tiếp tục khẳng định tất cả những thỏa thuận, nghĩa vụ chuyển nhượng với bà Hứa Thị Phấn thì không có chuyển 84% cổ phần ngân hàng Đại Tín chuyển cho ông và thực tế cũng đúng như vậy.
Ông Danh cho rằng mình không thể bỏ hơn 4.000 tỷ đồng để mua số phần chỉ có giá trị 4 triệu đồng mà ông Hà Văn Thắm mua từ bà Phấn. Theo ông, không có một điều khoản, chứng từ nào thể hiện ông Danh chuyển tiền mua cổ phần ngân hàng Đại Tín.
Mặt khác, trong đơn khiếu nại của Bà Phấn chỉ có nghĩa vụ chuyển tiền 29 khoản vay của Nhóm Phú Mỹ chứ không có việc chuyển tiền mua cổ phần. Ông Danh cho rằng thực tế ông Thắm đã được nhận chuyển giao trực tiếp từ bà Phấn số cổ phần với giá trị 4 triệu đồng.
Đồng thời, ông Danh cho biết đã trả ông Thắm 500 tỷ đồng nhưng ông Thắm không hề cho biết thông tin thực sự về Ngân hàng Đại Tín, hay tranh chấp. Điều này đã được ông Thắm công khai tại phiên tòa.
Ngoài ra, Luật sư Trần Minh Hải bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ông Danh cho rằng, ông Danh đã bị bà Phấn che dấu nhiều thông tin về Ngân hàng Đại Tín tại thời điểm nhận chuyển giao như sự thật về tài sản thế chấp, ông Danh còn bị lầm tưởng giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Dẫn đến sự tổn hại quyền lợi của ông Danh.
Một khoản vay nữa là của nhóm Phương Trang, LS cho rằng đây thực sự ảnh hưởng quyền lợi của ông Danh. Bởi dư nợ của Ngân hàng có hơn nửa là của Phương Trang, được ngân hàng đánh giá là một công ty tốt. Tuy nhiên, Công ty Phương Trang chỉ nhận 3.900 tỷ đồng trên 9.400 tỷ đồng dự nợ trên Hồ sơ Tín dung đã ảnh hưởng đến thanh khoản, tái cấu trúc và sự đổ vỡ ngân hàng sau này
LS đề nghị HĐXX xem xét ông Danh đã bị bà Phấn che dấu nhiều thông tin về Ngân hàng Đại Tín.