|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHCĐ BIDV: Chốt cổ tức 2016 tỷ lệ 7% bằng tiền, Vụ trưởng Vụ thanh toán làm thành viên HĐQT

08:20 | 22/04/2017
Chia sẻ
Đại hội thường niên 2017 của BIDV đã thông qua nhân sự cấp cao nhiệm kỳ mới 2017 - 2020 cũng như việc tăng vốn và cổ tức 2016 với tỷ lệ 7% bằng tiền mặt theo yêu cầu Bộ Tài chính.

Sáng ngày 22/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2017 tại Hà Nội và thông qua tất cả các tờ trình.

Ông Trần Anh Tuấn - quyền Chủ tịch HĐQT BIDV thông báo về việc nhận được văn bản từ Bộ Tài chính yêu cầu BIDV trả cố tức 7% bằng tiền mặt. Theo đó, đại hội đã thông qua ý kiến này.

Được biết cổ đông Nhà nước đang nắm sở hữu khoảng 95% vốn cổ phần BIDV.

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt BIDV lãi khoảng 2.000 tỷ đồng trong quý I/2017

Thông tin trên vừa được đại đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV cho hay tại đại hội ...

Thông qua bầu thay thế nhân sự HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2022

Ông Bùi Quang Tiên – hiện đang giữ chức Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN thay cho ông Đặng Xuân Sinh. Ông Tiến được NHNN giới thiệu làm Thành viên chuyên trách HĐQT BIDV và đại diện 30% vốn nhà nước tại BIDV.

Ông Lê Việt Cường – Thành viên độc lập thay thế cho ông Tô Ngọc Hưng.

Theo đó, HĐQT nhiệm kỳ mới gồm 10 thành viên:

  1. Ông Trần Anh Tuấn (đảm nhiệm vị trí Ủy viên phụ trách HĐQT)
  2. Ông Phan Đức Tú (kiêm Tổng Giám đốc)
  3. Ông Bùi Quang Tiên
  4. Bà Phan Thị Chinh
  5. Ông Ngô Văn Dũng
  6. Ông Nguyễn Huy Tựa
  7. Bà Lê Thị Kim Khuyên
  8. Ông Nguyễn Văn Lộc
  9. Ông Trần Thanh Vân
  10. Ông Lê Việt Cường

BKS nhiệm kỳ 2017-2022 gồm 3 thành viên:

  1. Bà Võ Bích Hà (đảm nhiệm vị trí Trưởng BKS)
  2. Ông Cao Cự Trí
  3. Bà Nguyễn Thị Tâm

Đại hội thảo luận

Xin HĐQT cho biết chỉ số an toàn vốn (CAR) năm 2016 là bao nhiêu và nếu tính theo cách tính mới của chuẩn Basel II thì ở mức bao nhiêu?

CAR năm 2016 là 10,15% và ngân hàng hướng đến kế hoạch thực hiện chỉ số CAR không thấp hơn 9% theo Basel II trong năm 2017.

HĐQT nhận định thế nào về việc năng suất lao động của BIDV thấp hơn so với các ngân hàng VCB hay VietinBank và làm thế nào để cải thiện?

Năng suất lao động của BIDV đúng là đang thấp hơn một số ngân hàng khác. Tuy nhiên, trong hai năm qua BIDV phải thực hiện một nhiệm vụ chính trị là sáp nhập với MHB (Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long)

Lượng nhân viên từ MHB khoảng 3.760 người vào BIDV trong khi việc mở rộng phát triển hệ thống không phát triển kịp với mức tăng quy mô nhân viên trên.

Phát hành riêng lẻ 20 nhà đầu tư để rút ngắn thời gian thực hiện tăng vốn

Phương án phát hành riêng lẻ tại sao là 20 nhà đầu tư? Giá phát hành là bao nhiêu, nên đưa ra giá tối thiểu để đảm bảo quyền lợi của cổ đông hiện tại?

Tổng giám đốc Phan Đức Tú: Mức giá theo quy định hiện tại là không được thấp hơn giá trị sổ sách nên chúng tôi không nhắc đến giá trị tối thiểu.

Nếu thực hiện theo đúng quy định là 100 nhà đầu tư thì việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược sẽ lâu hơn và không cần trình đến đại hội đồng cổ đông. Do vậy, để rút ngắn thời gian thực hiện việc tăng vốn kính trình đại hội phê duyệt phương án trên.

Giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước xuống 65% để đón đối tác ngoại

Đề nghị HĐQT nhận định về khả năng tăng vốn theo kế hoạch đã nêu?

Ông Trần Anh Tuấn - quyền Chủ tịch HĐQT: Nhận thức việc tăng vốn điều lệ là vì ảnh hưởng lớn từ yếu tố nhà nước với khoảng 95,28% vốn điều lệ BIDV. Nếu không tăng được vốn thì sẽ không đạt được mức chỉ tiêu an toàn.

Trong các phương án, tăng vốn bằng việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cần phải được sự đồng ý của nhà nước. Hiện tại BIDV đang chờ chỉ đạo từ Bộ Tài chính. Ngân hàng cũng mong muốn tìm được cổ đông chiến lược nước ngoài và đã thực hiện triển khai trong năm 2016 nhưng chưa thành công.

Quyết định cổ tức bằng tiền hay cổ phiếu sẽ chốt trong quý II/2017.

Theo ông Trần Anh Tuấn , định chế tài chính nước ngoài tập trung nâng cao năng lực tài chính cá nhân theo Basel III, tập trung đầu tư trong nước và chuyển hướng là đầu tư công ty con hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hơn là đầu tư vào ngân hàng Việt Nam.

Trong 4 năm BIDV cũng đã hợp tác với một số đối tác nước ngoài, đặc biệt là việc hợp tác định chế tài chính Nhật Bản Sumitomo Mitsui Trust Bank – SMTB. Hiện nay, BIDV đã thực hiện triển khai thành lập công ty liên doanh cho thuê tài chính, hoạt động tín thác, là Công ty Cho thuê tài chính Trách nhiệm hữu hạn BIDV – SuMi TRUST.

BIDV có kế hoạch giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước xuống 65% theo lộ trình đầu tiên. Đây là dư địa tốt để BIDV có thể thực hiện bán vốn cho một đối tác nước ngoài.

Tăng vốn là nhiệm vụ trọng tâm 2017

Tổng giám đốc Phan Đức Tú chia sẻ năm 2017, BIDV đặt trọng tâm nhiệm vụ triển khai đề án tăng cường năng lực tài chính toàn diện. Trong đó thực hiện các biện pháp tăng vốn điều lệ từ các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tài chính, phát hành riêng lẻ, ESOP và nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu tăng vốn có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.

Phó Tổng giám đốc Trần Xuân Hoàng báo cáo trong năm nay, BIDV dự định tăng vốn thêm 4.445 tỷ đồng lên 38.632 tỷ đồng bằng cách thực hiện 3 phương án phát hành cổ phiếu

(1) Phát hành ESOP khoảng 102,6 triệu cổ phần, giá phát hành do HĐQT quyết định dự kiến không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2016. Thời gian dự kiến trong quý II và quý III/2017;

(2) Phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho 20 nhà đầu tư khoảng 102,6 triệu cổ phần;

(3) Phát hành cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 7%.

Số vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng để tăng cường hoạt động tín dụng,hoạt động đầu tư, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ và chất lượng mạng lưới kinh doanh. Trong đó tập trung phát triển tín dụng trong các lĩnh vực ưu tiên, các ngành được hưởng lợi từ các hiêp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, SME, doanh nghiệp FDI.

Thị phần tín dụng chiếm trên 13% toàn ngành

Ông Trần Anh Tuấn - quyền Chủ tịch HĐQT cho biết kết thúc giai đoạn 2012 - 2016, BIDV đã đạt được kết quả kinh doanh tương đối toàn diện với đa số các chỉ tiêu hoàn thành và một số chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản tăng trưởng bình quân 20%/năm đạt 1.006 nghìn tỷ đồng, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành. Thị phần tín dụng đạt 13,2%, tăng 2,8% trong 5 năm.

8h35: Đại hội bắt đầu với dự tham dự của hơn 96% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt
ĐHĐCĐ thường niên 2017 của BIDV. (Ảnh: Diệp Bình).

Theo tờ trình công bố trước thềm đại hội, BIDV dự kiến bầu thay thế 2 thành viên trong HĐQT gồm ông Bùi Quang Tiên – hiện đang giữ chức Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN thay cho ông Đặng Xuân Sinh sẽ được nghỉ hưu kể từ ngày 1/5/2017 theo Quyết định của NHNN. Ông Tiên được NHNN giới thiệu làm Thành viên chuyên trách HĐQT BIDV và đại diện 30% vốn nhà nước tại BIDV.

Bên cạnh đó là ông Lê Việt Cường – Thành viên mới độc lập, thay thế cho ông Tô Ngọc Hưng. Xét theo quy định hiện hành (điều 50 Luật các tổ chức tín dụng) thì ông Hưng không còn đủ điều kiện để tiếp tục giữ chức thành viên HĐQT độc lập BIDV trong nhiệm kỳ mới.

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt NHNN đề cử Vụ trưởng Vụ thanh toán vào HĐQT BIDV

Ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ thanh toán NHNN được NHNN đề cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới 2017 – 2020 và đại ...

Tăng vốn điều lệ lên 38.632 tỷ đồng

Trong năm 2017, BIDV dự định tăng vốn thêm 4.445 tỷ đồng lên 38.632 tỷ đồng. Hình thức tăng thông qua phát hành 239 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2016 với tỷ lệ 7%, phát hành cho người lao động (ESOP) 102,6 triệu cổ phiếu, phát hành riêng lẻ cũng với 102,6 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 3% số cổ phần tại thời điểm cuối năm 2016).

Trong đó, việc phát hành riêng lẻ 106,2 triệu cổ phiếu cho tối đa 20 nhà đầu tư, giá phát hành sẽ do đại hội ủy quyền Hội đồng quản trị (HĐQT) quyết định theo phương thức thỏa thuận. Thời gian thực hiện trong năm 2017. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Ngoài ra, BIDV tiếp tục thực hiện kế hoạch phát hành cổ phần cho Nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2017 theo chủ trương đã được ĐHĐCĐ phê duyệt. Để tăng tính linh hoạt cho kế hoạch tăng vốn, theo tình hình cụ thể của thị trường BIDV sẽ có phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại.

Kế hoạch lợi nhuận 7.750 tỷ đồng, cổ tức 2017 dự kiến tối thiểu 7%

Về kế hoạch kinh doanh, theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN), BIDV đặt mục tiêu huy động vốn 2017 tăng trưởng 16,5% so với kết quả 2016, tương đương đạt 1.095 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng tối thiểu 16%, lên khoảng 1.100 nghìn tỷ đồng.

Lãi trước thuế 7.750 tỷ đồng, tăng khoảng 40 tỷ đồng so với 2016. Tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3%. Tỷ lệ trả cổ tức 2017 tối thiểu là 7% và không thấp hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng VNĐ.

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt
Kế hoạch kinh doanh năm 2017 (Nguồn: BIDV)

Giai đoạn 2017 – 2020, BIDV xây dựng kế hoạch tái cơ cấu tổng thể gắn với đề án tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2 theo chỉ đạo của NHNN.

Đến 31/12/2016, tổng tài sản BIDV đạt trên 1.006 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 18% so với năm 2015 và chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành. Vốn huy động đến cuối năm 2016 đạt hơn 940 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ tổ chức, cư dân đạt 797,7 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 21% so với 2015. Thị phần huy động vốn chiếm 12,2%. Dư nợ tín dụng 2016 đạt 723,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,2% ngành.

Tín dụng tăng bình quân gần 21%/năm trong giai đoạn 2012 - 2016

Kết quả giai đoạn 2012 – 2016, tổng tài sản tăng bình quân 20%/năm; huy động vốn tăng 22,7%/năm; dư nợ tín dụng tăng 20,8%/năm, cao hơn mức bình quân ngành là 13,1%/năm.

Hiệu quả kinh doanh cho thấy lợi nhuận trước thuế 2016 đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2015, bình quân 5 năm là 15,5%/năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng ở mức 1,95%.

Chia cổ tức 7% bằng cổ phiếu, thù lao HĐQT, BKS chiếm 0,44% lợi nhuận sau thuế

Với kết quả nhuận sau thuế 2016 đạt trên 6.070 tỷ đồng, BIDV dự kiến dành ra 2.393 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 7% với hình thức bằng cổ phiếu (nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ); trích quỹ bổ sung vốn điều lệ 304 tỷ đồng; quỹ dự phòng tài chính 607 tỷ đồng; khen thưởng phúc lợi gần 1.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, mức thù lao Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát trong năm 2017 dự kiến tối đa 0,44% lợi nhuận sau thuế. Năm 2016, Ngân hàng đã thực hiện mức thù lao là 0,44% lợi nhuận sau thuế, tương đương 26,7 tỷ đồng.

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt Đến lượt ‘ông lớn’ BIDV cũng muốn tăng vốn lên hơn 38.600 tỷ đồng

Là một trong 10 ngân hàng sẽ triển khai Basel II trong năm nay, BIDV cũng không ngoại lệ trong cuộc đua tăng vốn điều ...

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt Công ty cho thuê tài chính Việt Nam đầu tiên liên doanh với nước ngoài

Công ty Cho thuê tài chính Trách nhiệm hữu hạn BIDV – SuMi TRUST có vốn điều lệ 895,6 tỷ đồng, sẽ hoạt động trong ...

dhcd bidv chot co tuc 2016 ty le 7 bang tien vu truong vu thanh toan lam thanh vien hdqt BIDV chuẩn bị họp Đại hội cổ đông 2017

Đại hội cổ đông BIDV năm 2017 được dự kiến tổ chức vào ngày 22/4. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng là ngày 22/3.

Diệp Bình

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.