|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lãnh đạo VNDIRECT ồ ạt đăng ký mua cổ phiếu, ‘đỡ giá’ hay ‘tham lam khi người khác sợ hãi’?

07:15 | 24/05/2018
Chia sẻ
Ngày 22/5, các lãnh đạo VNDIRECT được phép bắt đầu mua vào hơn 5 triệu cổ phiếu VND theo sự chấp thuận của HOSE. Trong ngày, tại mức giá sàn 20.000 đồng/cp đã có gần 1,4 triệu cổ phiếu VND được khớp lệnh.   
lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai Chủ tịch VNDIRECT đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu sau giao dịch là 4,99% hay 2,72%?
lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai Thị giá giảm 19%, Giám đốc Điều hành Vận hành VNDIRECT đăng ký mua 100.000 cổ phiếu

Sau thông tin HomeDirect, công ty do CTCP Chứng khoán VNDIRECT (Mã: VND) góp 15% vốn, dính líu đến đường dây đánh bạc, giá cổ phiếu VND giảm gần 27% xuống còn 20.000 đồng/cp kết phiên 22/5.

Tại mức giá này xuất hiện lực bắt đáy mạnh với hơn 1,4 triệu đơn vị được khớp lệnh, chiếm hơn nửa tổng lượng khớp lệnh cả phiên. Trước đó, Chủ tịch Phạm Minh Hương và các lãnh đạo khác của VNDIRECT đã đăng ký mua vào tổng cộng 5,35 triệu cổ phiếu.

Lãnh đạo mua khi cổ phiếu mất giá: chuyện bình thường ở huyện

Ngoài VNDIRECT, nhiều lãnh đạo các công ty khác cũng mua vào lượng lớn cổ phiếu khi giá giảm sâu.

Còn nhớ cuối năm 2017, giá cổ phiếu HBC của CTCP Xây dựng Hòa Bình giảm 33% trong ba tháng. nguyên nhân, theo Chủ tịch Lê Viết Hải, là do “tin đồn HBC bị Khải Silk xù nợ 2.500 tỷ đồng, sau đó là HBC có quan hệ sâu sắc với Vũ Nhôm”. Trong tình hình đó, ông Hải đã mua vào 2 triệu cổ phiếu HBC.

Đầu năm nay, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã: HAG) đón hàng loạt tin xấu như lợi nhuận sau thuế bỗng dưng “bốc hơi” mất 2/3 sau kiểm toán, chỉ còn 372 tỷ đồng. Cổ phiếu HAG bị đưa vào diện cảnh báo vì báo cáo tài chính có ý kiến loại trừ. Khi giá HAG xuống đáy lịch sử 4.820 đồng/cp ngày 3/5, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu.

Tháng 5 này, ông Bùi Pháp – Chủ tịch CTCP Đức Long Gia Lai (Mã: DLG) cũng mua vào 8 triệu cổ phiếu DLG trong thời điểm cổ phiếu DLG giao dịch với giá ngang cốc trà đá.

Khi lãnh đạo phải cầu cứu “viện binh”

Năm 1963, công ty dầu thực vật Allied Crude dùng các bể chứa hơn 800.000 tấn dầu salad làm tài sản thế chấp cho khoản vay từ American Express (AmEx). Nhưng hóa ra các bể chứa của Allied chứa chủ yếu là nước, chỉ có một lớp dầu mỏng nổi bên trên.

Sau khi sự việc bị phanh phui, AmEx thiệt hại 58 triệu USD, giá cổ phiếu lao dốc hơn 50%. Nhận thấy bê bối này không đe dọa sự tồn tại của AmEx và sản phẩm chính của công ty là thẻ tín dụng vẫn được ưa chuộng, Warren Buffett đầu tư 13,5 triệu USD vào cổ phiếu AmEx. Chỉ 5 năm sau, giá cổ phiếu AmEx tăng gấp 5 lần.

lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai
Dầu nổi trên nước, Allied Crude đã dùng hiện tượng lý-hóa đơn giản này để lừa ngân hàng và nhà đầu tư. Ảnh minh họa.

Gần đây hơn vào tháng 9/2008, khi ngân hàng đầu tư khổng lồ Goldman Sachs (GS) đang điêu đứng vì đầu tư vào chứng khoán được bảo đảm bằng nợ xấu, CEO Lloyd Blankfein đã năn nỉ Warren Buffett ra tay trợ giúp. Lúc này các ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và Bear Stern đã bị mua lại hoặc phá sản, tình hình hết sức nguy kịch.

Sau khi phân tích, Warren Buffett nhận thây đây là cơ hội tuyệt vời để mua một cổ phiếu tốt với giá bèo nên đã lập tức đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman. Chỉ sau vài tháng, giá cổ phiếu GS đã tăng 50%.

Mua vào để “đỡ giá”?

Thông tin lãnh đạo đăng ký mua vào có thể khiến giá cổ phiếu tăng trong nhất thời, nhưng về lâu dài, giá cổ phiếu vẫn do sức khỏe tài chính và khả năng sinh lợi doanh nghiệp quyết định. Trên góc độ này, biến động giá cổ phiếu là hệ quả, triệu chứng; còn các yếu tố căn bản của doanh nghiệp mới là nguyên nhân, nguồn gốc căn bệnh.

Mua vào để “đỡ giá” chẳng khác nào châu chấu đá xe vì một (vài) cá nhân không thể chống lại bão tố sóng thần của cả thị trường. Lãnh đạo các công ty lớn, đặc biệt là công ty chứng khoán, hiểu rõ điều này hơn ai hết. Vì vậy, việc mua lượng lớn cổ phiếu phải dựa vào căn bản của doanh nghiệp chứ không phải chỉ để tác động lên giá cổ phiếu.

Như trường hợp Goldman Sachs năm 2008, điều làm ban lãnh đạo GS lo lắng nhất là khách hàng đóng tài khoản và rút tiền khỏi ngân hàng, các đối tác cắt hạn mức vay hoặc đòi thêm tài sản bảo trong khi thanh khoản ngân hàng đang kiệt quệ.

Vì lẽ đó, việc GS mời chào Warren Buffett mua cổ phiếu là để giải quyết căn nguyên vấn đề, bằng cách trấn an khách hàng và đối tác, để khách hàng thì ngừng rút tiền còn đối tác thì cấp lại hạn mức vay. Việc giá cổ phiếu tăng lên chỉ là tác dụng phụ của “liều thuốc” mua cổ phiếu, mượn danh tiếng của Warren Buffett để hỗ trợ GS qua cơn nguy kịch và có cơ hội hồi sinh mới là mục tiêu tiêu chính.

lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai
Lloyd Blankfein (CEO của Goldman Sachs) và Warren Buffett. Ảnh: Business Insiders.

Thử nghĩ, doanh nghiệp không có tiền trả nợ thì mới phá sản. Còn giá cổ phiếu có thể giảm sàn 5, 10, 20 phiên hoặc lâu hơn nữa, giá trị có thể chỉ còn bằng một cốc trà đá, tài khoản của một số nhà đầu tư có thể bị quét sạch, thổi bay … nhưng doanh nghiệp thì vẫn cứ hoạt động và có cơ hội phục hồi.

“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”

Thay vì cứ cho rằng lãnh đạo mua vào cổ phiếu chỉ để “đỡ giá”, sao không nghĩ ban lãnh đạo cũng là những nhà đầu tư? Họ cũng muốn bắt đáy, bán đỉnh để kiếm lời, sáng dậy họ cũng niệm thần chú “tham lam khi người khác sợ hãi” của Warren Buffett như ai?

Tất nhiên, nhiều khi lãnh đạo (và cả cổ đông lớn, cổ đông tổ chức) cũng nhận định sai lầm và chịu thua lỗ khi đầu tư, và không phải cứ mua theo lãnh đạo đã là tốt. Nhưng việc họ mua vào là dấu hiệu tích cực, đáng để các nhà đầu tư khác lưu ý và nhìn nhận các yếu tố căn bản của công ty thay vì để cảm xúc và tâm lý đám đông chi phối.

Suy cho cùng, không ai hiểu rõ căn bản và tiềm năng của doanh nghiệp hơn lãnh đạo chính doanh nghiệp đó. Và nếu họ dám bỏ ra vài chục, thậm chí vài trăm tỷ đồng để đầu tư vào một cổ phiếu, hẳn phải có lý do nào đó.

Các yếu tố cơ bản của VNDIRECT ra sao?

Trước hết phải khẳng định vụ việc VNDIRECT - HomeDirect quá nhỏ bé so với những kiếp nạn mà American Express hay Goldman Sachs phải trải qua. VNDIRECT chỉ góp 7,5 tỷ đồng tương đương 15% vốn vào HomeDirect nên đây không phải là công ty con của VNDIRECT.

Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của VNDIRECT vẫn là dịch vụ chứng khoán. Theo báo cáo tài chính quý I/2018, phí môi giới chứng khoán là nguồn doanh thu chính cho VNDIRECT, đóng góp 38%.

lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai
Cơ cấu doanh thu của VNDIRECT trong quý I/2018. Nguồn: VNDIRECT.

Quý I/2018, thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của VNDIRECT đứng top 4 trên sàn HOSE (8,02%), top 2 trên sàn HNX (9,13%) và top 2 trên sàn UPCoM (9,26%). Ở thị trường phái sinh, VNDIRECT dẫn đầu với 25,3% thị phần.

Phí giao dịch trực tuyến 0,15% của VNDIRECT là mức thấp nhất trên thị trường kể từ năm 2011 tới nay và do vậy thu hút đông đảo nhà đầu tư cá nhân. Năm 2017, VNDIRECT có thêm hơn 38.000 tài khoản mở mới, tăng 16,5% so với số tài khoản mở mới năm 2016. Xét về số lượng lệnh đặt, đến tháng 12/2017, VNDIRECT chiếm trên 15% thị phần tại các sở giao dịch chứng khoán, hơn 31.000 lệnh/ngày.

Cái hay của hoạt động trung gian môi giới là ở chỗ thị trường có lúc tăng lúc giảm lúc đi ngang, nhà đầu tư có lúc lãi lúc lỗ lúc hòa vốn, nhưng phí giao dịch thì công ty chứng khoán như VNDIRECT lúc nào cũng thu đủ.

lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai Chủ tịch VNDIRECT giải trình về mối quan hệ với HomeDirect

VNDIRECT là cổ đông góp vốn vào HomeDirect với tỷ lệ sở hữu là 15% vốn điều lệ, tương ứng giá trị vốn góp là 7,5 ...

lanh dao vndirect o at dang ky mua co phieu do gia hay tham lam khi nguoi khac so hai Doanh thu môi giới tăng mạnh, VNDirect báo lãi ròng 2017 vượt 89% kế hoạch

Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của VNDirect đạt 438 tỷ đồng, tăng trưởng 135% so với năm trước.

Kiên Dương

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.