Lại đề xuất khống chế lãi vay khi tính thuế
Khống chế chi phí lãi vay được trừ không quá 20%: Doanh nghiệp bị 'trói tay' |
Bộ Tài chính vẫn muốn khống chế lãi vay với doanh nghiệp vốn mỏng. Ảnh minh họa: Sản xuất tại một nhà máy ở Củ Chi, TPHCM. Ảnh: Minh Tâm |
Lần này, cũng giống như lần trước, Bộ Tài chính phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động để khống chế lãi vay.
Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất khi có phần chi trả lãi vay của khoản vay vốn vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu thì phần chi trả này sẽ không được tính vào chi phí được trừ.
Với các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu.
Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng thì tỷ lệ tối đa là không quá 12 lần vốn chủ sở hữu.
Cũng như lần trước, Bộ Tài chính trong báo cáo thuyết trình về dự án luật cho rằng, cần bổ sung quy định về khống chế chi phí lãi tiền vay trong Luật Thuế TNDN có mục tiêu là đảm bảo lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá.
Theo đó, Luật Thuế TNDN hiện hành không có quy định này khiến tình trạng vốn mỏng, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn đi vay, trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu ít rất phổ biến, dẫn đến nguy cơ mất an toàn tài chính của chính họ.
Không những vậy, còn làm ảnh hưởng đến thu ngân sách do chi phí lãi vay cao đang là một “bùa hộ mệnh”, một lý do chính đáng để nhiều doanh nghiệp kê khai, báo lỗ, không đóng thuế nhưng lại không ngừng mở rộng.
Bộ này cũng tiếp tục viện dẫn các “thông lệ quốc tế”, khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Điểm khác của hai lần đề xuất này chỉ là thời điểm áp dụng. Ở lần đề xuất trước, thời điểm áp dụng được tính là ngay từ đầu năm 2016, các doanh nghiệp sản xuất đã bị khống chế ở tỷ lệ 5:1; lĩnh vực khác là 4:1. Và từ 1-2019 thì tỷ lệ khống sẽ giảm lần lượt còn 4:1 và 3:1. Riêng tổ chức tín dụng đã có pháp luật chuyên ngành quy định về tỷ lệ khống chế thì thực hiện theo quy định đó.
Ở đề xuất lần này, thời điểm áp dụng là 1-1-2019 và không điều chỉnh sau đó.
Còn nhớ, ở lần đề xuất trước, Bộ Tài chính nhận được ý kiến của rất nhiều phía, từ doanh nghiệp, công ty kiểm toán đến chuyên gia kinh tế. Cuối cùng, đề xuất này không được đưa ra Quốc hội thông qua.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/