|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Kỳ lân xe ôm' Indonesia chuẩn bị tiến vào Việt Nam

14:12 | 07/03/2018
Chia sẻ
Một báo nước ngoài đưa tin Go-Jek, công ty đặt xe trực tuyến ở Indonesia, đang trong quá trình tuyển người để mở rộng hoạt động kinh doanh sang Việt Nam.
ky lan xe om indonesia chuan bi tien vao viet nam Số 'kỳ lân' của Indonesia sắp gấp 3 lần phần còn lại ở Đông Nam Á

Một số nguồn tin liên quan tới Go-Jek nói với Deal Street Asia rằng "kỳ lân xe ôm" của Indonesia đang tuyển dụng nhân sự cho việc đổ bộ vào thị trường thứ hai ở Đông Nam Á.

Với dân số 93 triệu người và khoảng 45 triệu xe máy, Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với dịch vụ gọi xe trực tuyến. Đây cũng là thị trường có chi phí kinh doanh rẻ so với Singapore hay Malaysia - hai nước láng giềng của Indonesia.

Go-Jek là công ty khởi nghiệp đầu tiên đạt vị thế "kỳ lân" (đạt giá trị trên 1 tỷ USD). ở Indonesia. Cuối năm ngoái, anh Nadiem Makarim, giám đốc điều hành Go-Jek, từng tiết lộ với Reuters rằng công ty đang xem xét khả năng tiến vào 4 nước ở Đông Nam Á và Philippines có thể là thị trường tiên họ hướng tới để mở rộng phạm vi kinh doanh ra khỏi lãnh thổ Indonesia. Nhưng Makarim cũng nhấn mạnh: "Mọi quốc gia ở Đông Nam Á đều có thể là mục tiêu của chúng tôi trong vòng 3, 6 và 12 tháng tới".

ky lan xe om indonesia chuan bi tien vao viet nam
Go-Jek là một trong những "kỳ lân" đầu tiên ở Indonesia và thị trường Việt Nam sẽ mang tới cơ hội để họ phát triển nền tảng thanh toán trực tuyến Go-Pay. Ảnh: Reuters

Việt Nam là thị trường nước ngoài thứ hai mà Go-Jek kinh doanh trực tiếp, nhưng là thị trường thứ ba mà Go-Jek hiện diện, bởi "kỳ lân xe ôm" đã mua cổ phần của công ty đặt xe trực tuyến Pathao ở Bangladesh.

Bành trướng ra các nước Đông Nam Á có thể là chiến lược để Go-Jek giành thị phần 600 triệu người trong bối cảnh hãng gọi xe trực tuyến Uber đang thua ngày càng đậm Grab ở khu vực.

Ở Việt Nam, hai công ty Uber và Grab đã bắt đầu kiểm soát thị trường taxi và xe ôm công nghệ. Năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho phép Uber và Grab triển khai thí điểm dịch vụ trong hai năm. Mới đây, Bộ Giao thông gia hạn thời gian thí điểm chương trình, nhưng chưa quyết định thời hạn kết thúc.

Sự hiện diện của Grab, Uber đã thôi thúc một số doanh nghiệp trong nước khai thác thị trường đặt xe trực tuyến. Chẳng hạn, tập đoàn viễn thông Viettel mua 30% cổ phần của Gonow, một công ty khởi nghiệp trong mảng đặt xe qua ứng dụng. Tuy nhiên, Gonow tập trung vào dịch vụ thuê xe liên tỉnh và xe du lịch.

Những đối thủ khác của Uber và Grab bao gồm 123Xe Vivu, Rada, iMove và Goixe.

Mở rộng phạm vi hoạt động sang Việt Nam, Go-Jek sẽ có cơ hội lớn để phát triển nền tảng thanh toán trực tuyến Go-Pay của họ, do Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào thể hiện rõ nét năng lực dẫn đầu mảng công nghệ tài chính. Với hàng loạt cổ đông lừng danh như Google và Tencent, khả năng thành công của Go-Jek trong mảng thanh toán trực tuyến ở Việt Nam khá cao. Hiện tại công ty đang dẫn đầu trong thị trường thanh toán trực tuyến ở Indonesia.

Kim Cương

5 động lực giúp chứng khoán Việt Nam duy trì xu hướng tích cực
Theo chuyên gia của OUBAM Việt Nam, với các yếu tố hỗ trợ từ kinh tế vĩ mô cho sự tăng trường của TTCK trong trung và dài hạn cùng với nhu cầu đầu tư gia tăng của nhà đầu tư trong nước, chứng khoán vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn mà nhà đầu tư khó có thể bỏ qua.