|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kinh tế Việt Nam: không TPP, không vấn đề?

12:30 | 01/03/2017
Chia sẻ
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai các khoản đầu tư nước ngoài tại những quốc gia được dự đoán sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ hiệp định này. Sự thất bại của TPP sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động thương mại giữa các nước thành viên, song lợi thế cạnh tranh của Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng. Thậm chí, về lâu dài, Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi.
kinh te viet nam khong tpp khong van de Không có Mỹ, TPP sẽ về đâu?
kinh te viet nam khong tpp khong van de Việt Nam cùng các nước đang thảo luận hướng tiếp theo của TPP

Tầm ảnh hưởng của TPP đối với các khoản đầu nước ngoài tại Việt Nam

Việc không tồn tại một hiệp định thương mại cụ thể sẽ làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các quốc gia thành viên TPP. Mặc dù vậy, đối với các quốc gia thành viên đã đầu tư vào Việt Nam, lợi thế cạnh tranh về giá hầu như không có sự thay đổi. Kể cả khi không có TPP, Việt Nam vẫn mang lại lợi thế về cạnh tranh chi phí rất lớn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.

Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam liên tục tăng lượng hàng xuất khẩu vào các nước thành viên TPP, bất chấp nhiều trở ngại hàng rào thuế quan. Giai đoạn 2008-2016, lượng xuất khẩu của Việt Nam vào các nước TPP tăng gần 180%, chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Đối với những công ty đã đầu tư vào Việt Nam, mối liên hệ giữa việc giảm thuế và lợi nhuận là yếu tố rất đáng được quan tâm. Trên thực tế, nhiều dự án FDI tại Việt Nam đang được triển khai dựa trên điều kiện các hàng rào thuế quan trong nước sẽ được giảm trong những năm tới.

Thiếu điều kiện này, một làn sóng các dự án FDI rời khỏi Việt Nam trong tương lai là điều khó tránh khỏi. Mới đây, Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) cho biết họ đã chuẩn bị cho việc đưa các công ty sản xuất ôtô của nước này rời khỏi Việt Nam và chuyển qua một quốc gia khác trong khu vực.

Các khoản đầu tư mới

Mặc dù các dự án FDI đang triển khai từ một số nhà đầu tư gặp trở ngại vì TPP, các thống kê cho thấy Việt Nam vẫn là quốc gia được giới đầu tư quan tâm. Trên thực tế, trong tháng 1/2017, số liệu từ Bộ kế hoạch đầu tư cho thấy lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng gần 23% so với cùng kì năm trước. Con số này cũng cho thấy làn sóng hội nhập giữa Việt Nam và quốc tế đang có tiến triển tốt.

kinh te viet nam khong tpp khong van de
Kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào FDI. Ảnh: Zing.

Mặc dù các khoản đầu tư từ Mỹ giảm gần 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, con số này sẽ dễ dàng được bù đắp bởi các đối tác đến từ châu Âu. Năm 2016, EU và Việt Nam đã kí hiệp định thương mại song phương đầu tiên (EVFTA). Hiệp định này bước đầu gia tăng nguồn vốn đầu tư từ EU vào Việt Nam lên gần gấp đôi so với 1 năm trước đó.

Ngoài ra, các hiệp định thương mại toàn diện giữa Việt Nam và các quốc gia như Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản (AJFTA) hay Trung Quốc (ACFTA) cũng mang lại nguồn vốn đầu tư nước ngoài đáng kể.

Đáp ứng nhu cầu các chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối

Dựa trên những thoả thuận thương mại hiện nay giữa các nhà sản xuất truyền thống và một thoả thuận mới được ký với EU - nơi nhập khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới - giới đầu tư quốc tế đang có những thuận lợi lớn để tiếp tục sử dụng Việt Nam như một trung tâm sản xuất. Với những động lực mới này, việc tái định hướng về nguồn cung và phân phối sẽ phù hợp hơn là rút lui khỏi thị trường Việt Nam trong bối cảnh hiệp định TPP thất bại.

Xét dưới góc độ chuỗi cung ứng, những hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ làm giảm đáng kể chi phí nhập khẩu những linh kiện có giá trị gia tăng cao.

Tại Việt Nam, quá trình lắp ráp những linh kiện này có thể được thực hiện với mức giá nhân công cạnh tranh và được xuất khẩu từ nhiều cảng trong nước đến châu Âu. Tại đây, Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ biểu thuế nhập khẩu giảm, với điều kiện tuân thủ Yêu cầu về xuất sứ EVFTA.

kinh te viet nam khong tpp khong van de
Việt Nam có lợi thế trở thành trung tâm sản xuất của thế giới. Ảnh: Pháp luật TP.HCM.

Tương tự, những hoạt động đã xây dựng nên các mạng lưới phân phối tại Mỹ và những quốc gia thành viên TPP khác có thể cho thấy rằng sự tái định hướng sản phẩm hướng đến các thị trường châu Âu và các thị trường khác thuộc ASEAN sẽ giúp đẩy mạnh doanh thu. Do sự suy thoái kinh tế trong EU, nhiều khả năng nhu cầu về chi phí tiêu thụ rẻ sẽ xuất hiện – việc các nhà sản xuất Việt Nam dễ dàng đáp ứng.

Nền kinh tế tăng trưởng bền vững

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng. Điều này mang lại nhiều cơ hội việc làm, tăng trưởng về lương cũng như kích thích nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong giai đoạn 2008-2016, tiêu dùng trong nước đã gia tăng 1,5 lần và chưa có dấu hiệu ngưng lại.

Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, hiện chiếm gần 90% GDP cả nước. Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, ngoài Trung Quốc, chính là các thành viên TPP mà đặc biệt là Mỹ - quốc gia chiếm gần 20% lượng xuất khẩu của cả nước.

Ở một khía cạnh khác, các hàng rào thương mại giữa Việt Nam và EU đang có xu hướng giảm. Điều này giúp Việt Nam đa dạng hoá thị trường xuất xuất khẩu, đảm bảo sự tăng trưởng vững mạnh cho tiêu dùng trong nước.

Tô Đức