|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

KienLongBank: Kiểm toán lưu ý khoản cho vay hơn 1.900 tỷ đồng

07:40 | 05/09/2016
Chia sẻ
Khoản vay trên được KienLongBank gia hạn thời hạn trả nợ gốc và lãi ít nhất một lần trong năm 2016 và trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo.

Ngân hàng TMCP Kiên Long – KienLongBank công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2016.

Tính đến 30/6/2016, cho vay của Ngân hàng đạt 16.687 tỷ đồng, tăng khoảng 4% so với đầu năm. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng gần 153 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu là 1,22%, tăng 0,09% so với đầu năm.

Trong đó, kiểm toán KPMG lưu ý về khoản cho vay một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu của một ngân hàng khác nằm trong dư nợ nhóm 1, tại ngày 30/6/2016 là 1.915 tỷ đồng.

KienLongBank cho hay, các khoản vay trên đã được gia hạn thời hạn trả nợ gốc và lãi ít nhất một lần đến năm 2016. Theo công văn 705/NHNN/TTGSNH của Ngân hàng nhà nước về phê duyệt phương án phân loại nợ và trích lập dự phòng, KienLongBank giữ nguyên đây là nợ nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn trong quá trình thanh lý tài sản đảm bảo cho đến khi tất toán các khoản cho vay trên.

Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm 2016 KienLongBank đạt thu nhập lãi thuần 376 tỷ đồng, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 13,5 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Kinh doanh ngoại hối lãi trên 6 tỷ đồng.

Trong khi đó, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ đến 45 tỷ đồng, cùng kỳ còn lãi được 11 tỷ đồng. Các hoạt động khác mang về khoản lãi 13,6 tỷ đồng, tăng hơn 40% cùng kỳ.

Trừ đi chi phí hoạt động, lãi thuần kinh doanh của Ngân hàng đạt 56 tỷ đồng, giảm 68% cùng kỳ. Dự phòng rủi ro tín dụng hơn 27 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 22,5 tỷ đồng, giảm đến 82% cùng kỳ.

Tính tới cuối quý II/2016, chứng khoán đầu tư của Ngân hàng đạt 3.608 tỷ đồng, tăng 128 tỷ đồng. Trong đó dự phòng rủi ro đầu tư chứng khoán trên 150 tỷ đồng, gấp đôi đầu năm. Tiền gửi của khách hàng gần 21.533 tỷ đồng, tăng 7%.

Tiến Vũ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.