Không chỉ ở TP.HCM, đại biểu đề xuất thí điểm thuế tài sản cả ở Hà Nội
Đại biểu Dương Minh Tuấn |
Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết cơ chế, chính sách phát triển TP HCM.
Đại biểu Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết ông thống nhất thí điểm tăng thuế suất và thí điểm thu thuế tài sản, sau đó tổng kết nhân rộng, thống nhất không tăng tất cả các loại thuế. Vì tăng nhiều loại thuế sẽ là lợi thế trước mắt, nhưng sẽ không mang lại tính hiệu quả lâu dài.
Riêng đối với thuế thu tài sản, đại biểu Tuấn đề nghị không chỉ thí điểm tại TP HCM mà đề nghị Chính phủ cần áp dụng thí điểm tại TP. Hà Nội.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cũng đồng tình với việc thí điểm cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách với TP HCM. Đại biểu cho rằng, đây là chính sách có tính chất đột phá và đem lại nguồn thu lớn cho thành phố. Tuy nhiên, chính sách này chắc chắn sẽ có những tác động rất lớn và tác động trực tiếp tới một bộ phận không nhỏ các tập thể, các cá nhân là người dân, là các doanh nghiệp.
"Chúng ta cần lường trước những phản ứng tiêu cực của các đối tượng bị tác động, mặc dù đây là sự chờ đợi, sự mong đợi của nhân dân thành phố. Khi tăng các hình thức thuế và phí thì chắc chắn sẽ tác động", đại biểu Hoa nói.
Vì vậy, theo đại biểu, bên cạnh việc giao cho thành phố là vấn đề quyết định tăng, cần phải tính đến cả giảm. "Tôi nghĩ tăng thì có thể tăng nguồn thu, nhưng giảm mà lại tăng đối tượng thu lên thì tổng cuối cùng vẫn tăng", bà Hoa nói.
Đại biểu Hoa cho rằng, vấn đề đặt ra là không chỉ quan tâm mục tiêu phát triển về kinh tế, cơ sở hạ tầng mà cần quan tâm mục tiêu phát triển về giáo dục, văn hóa, y tế, sự ổn định của xã hội và bảo vệ môi trường sống an toàn để hướng tới xây dựng một thành phố đáng sống, từ đó cần cân nhắc lựa chọn chính sách tăng, giảm thuế một cách hợp lý.
Ví dụ, giảm thuế cho những lĩnh vực đầu tư nào cần khuyến khích đầu tư và tăng thuế ở những lĩnh vực nào, có thể những lĩnh vực đó làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển chung của thành phố.
Trước đó, về việc thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản và thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất so với quy định của các sắc thuế hiện hành, Ủy ban Tài chính ngân sách cho biết cơ bản nhất trí với tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, đối với việc thí điểm thuế tài sản, Uỷ ban cho rằng đây là sắc thuế mới, thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và đã được định hướng trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Do vậy đề nghị trên cơ sở báo cáo của HĐND Thành phố, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định áp dụng thuế tài sản thí điểm trước tiên thực hiện tại Thành phố. Trước mắt nghiên cứu tập trung thuế tài sản đối với nhà, đất.
Đối với thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất cao hơn so với quy định của các sắc thuế hiện hành, Ủy ban Tài chính Ngân sách cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ, nhưng đề nghị Chính phủ cân nhắc cho phép điều chỉnh tăng thuế suất của tất cả sắc thuế (trừ thuế XNK) mà chỉ nên tăng thuế suất ở một số sắc thuế hoặc mở rộng cơ sở thuế đối với một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân và có tính đến mức thu nhập của người dân đô thị (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên nước…).
Theo cơ quan này, cần nghiên cứu thận trọng việc điều chỉnh tăng mức thuế ở một số sắc thuế có tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh và môi trường đầu tư của Thành phố (như thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…).
Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị cần quy định mức trần tăng thuế suất của một số sắc thuế để bảo đảm tính khả thi và sự kiểm soát của Nhà nước.
HoREA đề nghị chưa thí điểm đánh thuế tài sản tại TP HCM
Theo HoREA, chưa nên thực hiện thí điểm đánh thuế tài sản tại TP HCM tại thời điểm hiện nay, mà nên di dời thời điểm ... |