|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khởi công xây dựng cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vào năm 2019

21:49 | 10/08/2017
Chia sẻ
Dự án đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, phân đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng vay vốn ADB do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư sẽ hoàn thành, khai thác trước năm 2022.
khoi cong xay dung cao toc cua khau huu nghi chi lang vao nam 2019

VEC sẽ đầu tư cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật tại cuộc làm việc về chiến lược phát triển ngành GTVT đến năm 2020 giữa Bộ GTVT với Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển vào đầu tuần này.

Theo ông Nhật, Bộ GTVT vừa đề xuất Chính phủ bổ sung đoạn Hà Nội – cửa khẩu Hữu Nghị vào phạm vi nghiên cứu tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông để đảm bảo tính tổng thể, tuy nhiên sẽ không bổ sung đoạn tuyến này vào phạm vi đầu tư Dự án đường cao tốc Bắc Nam dự kiến trình Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV vào tháng 10/2017.

Đối với tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Bộ GTVT khẳng định là sẽ ưu tiên triển khai sớm nhằm đẩy nhanh tính kết nối với mạng đường xuyên Á và tạo thêm động lực phát triển kinh tế khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, đối với tuyến Hà Nội – Lạng Sơn, ngoài đoạn Hà Nội – Bắc Giang đã đưa vào khai thác từ năm 2016 với quy mô 4 làn xe theo hình thức BOT vad đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn dài 64 km đang trong giai đoạn đầu tư; đoạn Lạng Sơn – cửa khẩu Chi Lăng dài 43 km Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chuẩn bị đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành cùng lúc với các phân đoạn quan trọng khác của tuyến cao tốc Bắc Nam.

“Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ các thủ tục chuẩn bị đầu tư Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư khoảng 8.743 tỷ đồng đã cơ bản hoàn tất”, ông Nhật cho biết.

Cần phải nói thêm rằng, Dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng là một trong số công trình hạ tầng nhận được sự quan tâm cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đồng thời đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư và đoàn Công tác Chương trình Quốc gia ADB giai đoạn 2016 – 2020 đưa vào danh mục bố trí vốn năm 2017.

Theo cam kết của ADB, nhà tài trợ hỗ trợ phần lớn chi phí xây dựng Dự án gồm 347,65 triệu USD vay từ nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp, áp dụng cơ chế cho vay lại; 28,868 triệu USD vốn vay ưu đãi (ADF) sử dụng cho công tác giải phóng mặt bằng do ngân sách cấp phát. Ngân sách nhà nước sẽ cấp phát tiếp khoản kinh phí trị giá 0,521 triệu USD trong 2,295 triệu USD vốn đối ứng cho hạng mục rà phá bom mìn, phần còn lại (1,773 triệu USD) là phí vay lại của khoản vay OCR do VEC tự thu xếp. Phương án đầu tư này sẽ giúp Dự án có chi phí đầu tư hợp lý hơn nhiều so với việc đầu tư theo hình thức BOT do có chi phí vốn thấp.

Trước đó tháng 4/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, vay vốn ADB; đồng thời đã cho phép VEC triển khai trước công tác thiết kế kỹ thuật Dự án theo Hiệp định khoản vay hỗ trợ kỹ thuật số 2460-VIE do ADB tài trợ.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho Dự án, bao gồm việc cho vay lại, hay cấp phát đối với vốn vay ưu đãi từ ADB phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (VDB) thẩm định năng lực tài chính, khả năng trả nợ của chủ dự án.

khoi cong xay dung cao toc cua khau huu nghi chi lang vao nam 2019
Quốc lộ 1 qua Chi Lăng

Đường găng tiến độ

Theo kế hoạch, Dự án sẽ bắt đầu đàm phán Hiệp định vay vốn với nhà tài trợ vào tháng 10/2017, ban lãnh đạo ADB sẽ phê duyệt vào tháng 12/2017 và hoàn thành ký kết Hiệp định vay vào tháng 3/2018.

Về việc triển khai Dự án trên thực địa, VEC cho biết là sẽ bắt đầu chi trả tiền GPMB và Tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng vào tháng 12/2018 và kết thúc vào tháng 11/2020; gói thầu xây lắp đầu tiên được khởi công vào năm 2019 và dự án hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp vào tháng 6/2020. Tuy nhiên, các mốc tiến độ nêu trên chỉ có thể đạt được trong trường hợp các cơ quan liên quan của Việt Nam đẩy nhanh công tác thẩm định phương án tài chính Dự án.

Được biết, vào tháng 7/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ đạo Bộ Tài chính, VDB khẩn trương thẩm định phương án tài chính của Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2017.

Trước đó, trên cơ sở cập nhật lại một số thông số đầu vào theo yêu cầu của Bộ Tài chính, VEC đã tính toán lại phương án tài chính Dự án và đã có văn bản gửi VDB để xem xét, thẩm định vào giữa tháng 6/2017.

Kết quả chạy lại phương án tài chính của chủ đầu tư cho thấy, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Lạng Sơn có thể hoàn vốn trong thời gian 25 năm mà không cần phải hỗ trợ bù chéo dòng tiền từ 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư trước đó.

“Vì vậy, việc hỗ trợ VEC đầu tư sớm đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là rất cần thiết, vừa nhằm tạo lợi thế để Việt Nam là cửa ngõ giao lưu thương mại với Trung Quốc và khu vực ASEAN, vừa khẳng định vị thế đi đầu trong phát triển hệ thống đường cao tốc của đơn vị này”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Cần phải nói thêm rằng, trong văn bản số 8276/BGTVT - QLDN gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 7/2017, về tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và kết quả hoạt động của VEC, Bộ GTVT cho biết, ngoài việc xây dựng VEC là đầu tàu trong phát triển mạng đường cao tốc Bắc Nam, đây còn là đầu mối vay lại quan trọng khi Việt Nam tốt nghiệp “IDA của WB” và “ADF của ADB” để góp phần giảm nhiệm vụ chi đầu tư và trả nợ của Chính phủ trong phát triển hạ tầng.

Theo Bộ GTVT, trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn vay tín dụng trong nước chủ yếu là vốn vay ngắn hạn và trung hạn, đồng thời các ngân hàng trong nước trong thời gian qua đã cho các nhà đầu tư vay dài hạn nhiều dự án BOT ngành giao thông vận tải nên khả năng cho vay đầu tư tiếp các tuyến cao tốc sẽ không còn nhiều và rất khó khăn.

Mặt khác, các dự án xây dựng đường bộ, đặc biệt là đường cao tốc là những dự án có nguồn vốn đầu tư lớn, hiệu quả tài chính không cao, thời gian thu phí hoàn vốn dài, điều này gây khó khăn cho việc huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước.

“Vì vậy, cần củng cố, tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện công tác đầu tư phát triển như VEC để đủ điều kiện vay lại vốn vay của Chính phủ đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng giao thông và chịu trách nhiệm thu hồi vốn đầu tư để trả nợ”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

khoi cong xay dung cao toc cua khau huu nghi chi lang vao nam 2019 Thủ tướng yêu cầu rút kinh nghiệm dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
khoi cong xay dung cao toc cua khau huu nghi chi lang vao nam 2019 Xem xét chấm dứt hợp đồng BOT cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
khoi cong xay dung cao toc cua khau huu nghi chi lang vao nam 2019 Gỡ khó trần lãi suất cho nhà đầu tư BOT cao tốc

Anh Minh