Johnson & Johnson thừa nhận chẳng kiếm được mấy tiền từ việc bán vắc xin COVID-19
Theo Quartz, đối với nhiều người Mỹ, Johnson & Johnson (J&J) ngày nay được nhớ đến nhiều nhất với vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, loại vắc xin này đã bị đình chỉ ở Mỹ khi các nhà chức trách cho rằng nó có nguy cơ gây ra hội chứng đông máu hiếm gặp.
Nhưng đối với J&J, vắc xin không phải là sản phẩm chính của họ, đặc biệt khi xét về mặt doanh thu. Theo công bố ngày 21/7 của công ty, trong tổng doanh thu hơn 22 tỷ USD, vắc xin COVID-19 chỉ chiếm 100 triệu USD tương đương với hơn 2%.
Con số này khiêm tốn hơn nhiều so với các nhà sản xuất vắc xin khác được cấp phép tại Mỹ như Moderna và Pfizer. Hai công ty này cho biết, dự kiến doanh thu hàng năm từ vắc xin của họ lần lượt là 18 tỷ USD và 15 tỷ USD, chưa kể các mũi tiêm nhắc lại và bổ sung.
Moderna, Pfizer hay J&J đều sản xuất các loại vắc xin khác nhau và đạt được mức doanh thu chênh lệch. Tất nhiên, phải có nguyên nhân đằng sau sự khác biệt này.
Đầu tiên phải nhắc đến số lượng (liều) vắc xin. Cho đến nay, J&J mới chỉ bán được khoảng 10 triệu liều và có kế hoạch cung cấp thêm 200 triệu cho Liên minh châu Âu, các nước châu Âu khác và 100 triệu cho Mỹ.
Trong khi đó, Pfizer và Moderna đang cung cấp tới một tỷ liều mỗi loại. Cả vắc xin Pfizer và Moderna đều sử dụng công nghệ mRNA với 2 mũi tiêm, trong đó có 1 mũi tiêm nhắc lại có thể sẽ được bổ sung trong tháng tới.
Vấn đề thứ hai phải kể đến là thời điểm phát hành. Vắc xin J&J được phê duyệt vào cuối tháng 2, chậm hơn hai tháng so với đối thủ, vì vậy số liệu hiện của J&J tại chỉ đang phản ánh doanh số bán hàng trong vòng hai tháng vừa qua.
Nhưng vẫn còn một lý do khác khiến vắc xin không mang lại lợi nhuận cho J&J. Với giá 10 USD/liều, đây là loại vắc xin có giá thấp nhất trong tất cả những loại vắc xin tiêm một lần được cấp phép bởi chính phủ Mỹ. Trong khi đó, vắc xin của Pfizer và Moderna, có giá khoảng 39-74 USD cho hai liều.
Joaquin Duato, Phó chủ tịch ủy ban điều hành của J&J cho biết, mức giá 10 USD là kết quả của quyết định áp dụng mô hình phi lợi nhuận cho vắc xin, ít nhất là cho đến khi kết thúc đại dịch. Theo ông, công ty có thể xem xét việc tăng giá vắc xin.
"COVID-19 là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất trên phạm vi toàn cầu mà chúng tôi từng chứng kiến. J&J cam kết sẽ giúp thế giới giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại đại dịch thế kỷ và chuẩn bị tốt hơn cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai", Paul Stoffel, Giám đốc khoa học của công ty tuyên bố.
Sau khi bị vướng vào một số vụ kiện pháp lý xoay quanh đại dịch opioid, mô hình phi lợi nhuận đối với vắc xin có thể là cách giúp J&J gầy dựng lại danh tiếng của công ty và lấy lại hình ảnh của mình trong mắt công chúng.
Trong hai năm qua, công ty đã chi 5 tỷ USD cho những khu vực liên bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng opioid ở Mỹ. Tuy nhiên, nhờ vào sự ra đời của vắc xin COVID-19, thế giới đang nổ lực và đổ dồn sự quan tâm vào việc đối phó với đại dịch thay vì nhắc đến vụ bê bối opioid của J&J.
Nhìn chung, tổng doanh thu của J&J đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm đã tăng 9,6% trong năm qua, tạo ra 12,2 tỷ USD nhờ vào lợi nhuận chính từ thuốc chống lại bệnh u tủy-Darzalex và thuốc điều trị bệnh Chron-Stelara.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/