|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP 2017 của Việt Nam xuống 6,3%

13:15 | 06/07/2017
Chia sẻ
Hôm thứ Năm (6/7), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam trong năm 2017, nhưng vẫn giữ quan điểm lạc quan rằng nền kinh tế có thể hưởng lợi từ chương trình cải cách của chính phủ.
imf ha du bao tang truong gdp 2017 cua viet nam xuong 63 Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,4 - 6,8% trong năm 2018

Theo nội dung chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 5/7/2017, năm 2018, Việt Nam phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ...

imf ha du bao tang truong gdp 2017 cua viet nam xuong 63 Kịch bản để GDP tăng trưởng trên 7,4% trong 6 tháng cuối năm

Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2017 chỉ đạt 5,73%, để hoàn thành kế hoạch tăng trưởng ...

imf ha du bao tang truong gdp 2017 cua viet nam xuong 63 GDP quý II tăng 6,17%

Sáng nay 29/6, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017. Theo đó, ...

imf ha du bao tang truong gdp 2017 cua viet nam xuong 63
IFM hạ dự báo GDP của Việt Nam xuống 6,3% trong năm nay.

IFM hạ dự báo GDP của Việt Nam xuống 6,3% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 6,5% đưa ra hồi tháng 5. GDP của Việt Nam tăng 6,2% trong năm 2016, thấp hơn mức 6,7% của năm 2015.

Theo tổ chức quốc tế, dù hoạt động khai thác dầu của Việt Nam tiếp tục suy yếu trong quý I/2017, nhưng động lực tăng trưởng cơ bản vẫn được duy trì nhờ hoạt động sản xuất mạnh và dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhu cầu nội địa tăng mạnh, và sự phục hồi của sản xuất nông nghiệp.

IMF cũng dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ ổn định ở mức 5%, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ giảm vì nhập khẩu tăng. Ngoài ra, IMF đưa ra dự báo tăng trưởng GDP sẽ tăng 6,3% vào năm 2018.

Tổ chức chỉ ra những rủi ro ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn bao gồm nợ công cao, xử lý chậm chạp các khoản nợ xấu, điều kiện tài chính toàn cầu đang bị thắt chặt, những nhân tố bất ngờ ở nước ngoài ảnh hưởng đến nhu cầu, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và sự sụp đổ của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mặc dù vậy, theo IMF, chương trình cải cách của chính phủ có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tiềm tàng và tăng khả năng thích ứng với những cú sốc cho nền kinh tế Việt Nam.

IMF cũng cho biết việc triển khai nhanh chóng các hiệp định thương mại song phương như thỏa thuận với EU có thể giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút FDI.

Lyly Cao