|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

HoREA: Năm 2018 khó xảy ra ‘bong bóng’ trên thị trường bất động sản

06:45 | 01/01/2018
Chia sẻ
Do có sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của nhà nước; các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường và các nhà đầu tư thứ cấp cũng ngày càng am hiểu thị trường hơn... nên năm 2018 khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” BĐS.
horea du bao nam 2018 kho xay ra bong bong bat dong san Cơ hội đầu tư BĐS TP HCM 2018: Khu Nam trở lại thời vàng son, hấp dẫn hơn khu Đông, Tây

Trong báo cáo tình hình thị trường bất động sản năm 2017, dự báo năm 2018 và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường minh bạch, lành mạnh, bền vững, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, năm 2018 khó có thể xảy ra tình trạng “bong bóng” bất động sản (BĐS). Nguyên nhân là do có sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của nhà nước; các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường và các nhà đầu tư thứ cấp cũng ngày càng am hiểu thị trường hơn.

horea du bao nam 2018 kho xay ra bong bong bat dong san
Do có sự can thiệp ngày càng kịp thời, hiệu quả của nhà nước; các doanh nghiệp cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư... nên năm 2018 khó có thể xảy ra “bong bóng” BĐS. (Ảnh minh họa)

HoREA dự báo thị trường BĐS năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực và nhiều khả năng vẫn giữ được ổn định như năm 2017. Trong đó, phân khúc căn hộ vừa túi tiền có 1-2 phòng ngủ, có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc chủ đạo và có tính thanh khoản cao nhất của thị trường. Phân khúc cao cấp sẽ tái cấu trúc để phù hợp với sức mua của thị trường (điển hình là Vingroup với dòng sản phẩm cao cấp VinCity). Phân khúc condotel, đất nền phân lô sẽ tiếp tục tăng trưởng nóng và dự báo tình hình tranh chấp ở các chung cư tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp.

Thị trường BĐS năm 2018 sẽ chịu sự tác động của các yếu tố GDP năm 2017 đạt 6,81%; tăng trưởng tín dụng có thể đạt khoảng 19%; nguồn vốn FDI và tỷ trọng giải ngân FDI; nguồn kiều hối; vốn ngoại hối được bổ sung lớn qua thương vụ thoái vốn nhà nước tại Sabeco...

Trong giai đoạn 2018 - 2020, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh để giải quyết tình trạng lệch pha cung - cầu hiện nay, sẽ chuyển hướng mạnh sang phân khúc giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị.

Ngoài ra, TP HCM đang nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, đất đô thị; xây dựng đô thị thông minh; chuyển hướng phát triển đô thị về khu vực cao phía Tây Bắc... Đây là cơ sở để định hướng phát triển thị trường BĐS trong trung hạn và dài hạn. Quy mô thị trường BĐS TP HCM hiện đã vượt khỏi ranh giới hành chính của thành phố và có tính lan tỏa trong "Vùng TP HCM", nhất là tại các huyện thuộc các tỉnh giáp ranh thành phố.

TP HCM cũng đang có lợi thế để kinh doanh bất động sản qua mạng (dân số trẻ, lượng người sử dụng internet chiếm hơn nửa tổng dân số); tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh cùng với thu nhập GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 9.800 USD vào năm 2020, góp phần làm gia tăng nhu cầu tạo lập nhà ở, và phát triển thị trường BĐS.

HoREA cho rằng, yêu cầu của thị trường BĐS hiện đại đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục tái cấu trúc, phải tự cải cách và đổi mới, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với khách hàng. Xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu; hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ phát triển mạnh hơn trước đây; dòng vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) và nguồn kiều hối vẫn tiếp tục là nguồn lực quan trọng đổ vào thị trường trong thời gian tới.

Nhà nước sẽ ban hành nhiều quy phạm pháp luật mới từ nay đến năm 2020, phát triển "Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị", tập trung phát triển hệ thống hạ tầng đô thị mới (đường giao thông, cầu cạn trên cao, các tuyến metro, đường sắt trên cao, xe buýt chất lượng cao, buýt đường sông, nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất...) sẽ tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp "ăn theo" để đầu tư, phát triển thị trường BĐS cả trong trung hạn và dài hạn.

N.Lê

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.