Hồng Kông: Cái kết đắng của cổ phiếu tăng 400% một năm đưa Chủ tịch lên người giàu nhất Trung Quốc
Kể từ khi bắt đầu giao dịch trên sàn Hồng Kông hồi tháng 11/2014, giá cổ phiếu của Hanergy tăng gấp 4 lần lên mức 6,8 USD/cổ phiếu vào tháng 3/2015. Cổ phiếu này trở thành ngôi sao sáng nhất và được nắm giữ rộng rãi bởi các nhà đầu tư tại Hồng Kông.
Vốn hóa thị trường của Hanergy vào thời điểm đó còn lớn hơn tổng vốn hóa thị trường của 10 công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Nhờ đó, Chủ tịch Li Hejun cũng trở thành người giàu nhất Trung Quốc, chí ít là trên giấy tờ.
Sự tăng giá đột biến của cổ phiếu Hanergy khiến những người trong ngành công nghiệp này cảm thấy lúng túng bởi cả Hanergy và công ty mẹ đều không chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.
Cổ phiếu của công ty mẹ - Hanergy Thin Film - cũng tăng 400% trong giai đoạn tháng 3/2014-tháng 3/2015.
Diễn biến cổ phiếu Hanergy cũng khá phức tạp. Theo tính toán của Financial Times, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu trị giá 1.000 USD của công ty này lúc 9h sáng và bán lúc 15h30 cùng ngày, họ sẽ chỉ còn 635 USD. Nếu đợi thêm 20 phút nữa, số tiền họ nhận được sẽ là 1.285 USD và nếu đợi đến cuối phiên, số tiền đầu tư có thể tăng lên 8 lần ở mức 8.430 USD.
Nhiều người cho rằng Chủ tịch Li đã cố gắng đẩy giá cổ phiếu lên để có cơ sở tiếp tục đi vay và xoay vòng các khoản nợ. Tuy nhiên, khi ông Li tiến sát trần tỷ lệ sở hữu (75%), vấn đề sẽ nảy sinh.
Đi kèm với mức lợi nhuận thấp là số tiền chi trả lớn giành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng của công ty. Công ty mẹ của Hanergy phải đi vay khoản tiền lớn với lãi suất cao nhưng sản lượng từ các nhà máy lại không đem tới lợi nhuận. Sau khi tới thăm nhà máy của Hanergy, một nhà quản lý quỹ phòng ngừa rủi ro nhận định rằng công ty này đang lỗ bởi hoạt động sản xuất kém hiệu quả.
Rõ ràng, Hanergy đang có khoản nợ lớn hơn những gì họ có thể chi trả nhưng vẫn cố gắng chuyển tiền qua lại giữa 2 công ty nhằm qua mắt các nhà đầu tư rằng dòng tiền vẫn đang chảy vào.
Diễn biến cổ phiếu Hanergy trong 5 năm qua (Nguồn: Bloomberg)
Tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán và Chỉ số tương lai Hồng Kông (SFC) có quyền dừng giao dịch của một cổ phiếu trong trường hợp họ cho rằng tài liệu và tuyên bố của công ty đó sai lệch hoặc không hoàn chỉnh. Trong thời gian các nhà quản lý tổ chức điều tra, cổ phiếu của công ty Hanergy đã dừng giao dịch kể từ ngày 20/5/2015 sau khi giảm 47% chỉ trong vòng 24 phút.
Đối tác Eric Seto của công ty Morley, Chow, Seto Solicitors hiện đang làm việc với SFC về những trường hợp truy tố hình sự. Ông Seto nhận định vụ việc liên quan đến Hanergy rất bất thường mà ông chưa từng gặp phải. Theo ông, đây mới chỉ là những bước đầu trong một vụ việc hình sự.
Ngày 13/7/2015, FTSE tuyên bố loại Hanergy khỏi chỉ số FTSE China 50 và các chỉ số khác từ ngày 20/7/2015.
Giám đốc truyền thông Liu Yanjun của Hanergy Thin Film từ chối bình luận về vấn đề này.
Chứng khoán sụt giảm
Ban đầu, Hanergy yêu cầu được ngừng giao dịch sau khi thị trường mở cửa 24 phút ngày 20/5/2015 bởi cổ phiếu của họ giảm gần 50%, khiến giá trị thị trường của họ mất 19 tỷ USD. Một tuần sau, SFC bất ngờ tuyên bố điều tra công ty này sau khi Chủ tịch Hanergy – ông Li Hejun – cho biết họ không tìm ra nguyên nhân của đợt sụt giảm này. Các cuộc điều tra của SFC thường được thực hiện một cách bí mật.
Chủ tịch Li Hejun vướng vòng lao lý
Ông Seto cho biết nếu tìm được bằng chứng cho thấy Hanergy cung cấp thông tin sai lệch, SFC có thể sẽ áp dụng mức phạt tối đa 130.000 USD và ông Li đối mặt với án tù 2 năm.
Phát ngôn viên của SFC từ chối bình luận về vấn đề này.
Trong quá khứ, SFC rất ít lần đình chỉ giao dịch nhưng mỗi lần họ thực hiện điều này, hậu quả thường rất nghiêm trọng.
Hồi tháng 3/2010, SFC yêu cầu ngừng giao dịch cổ phiếu của Hontex International Holdings Co. và sau đó hủy niêm yết của công ty này bởi bản cáo bạch niêm yết gây nhầm lẫn cho các nhà đầu tư.
Hồi tháng 12/2013, SFC dừng giao dịch cổ phiếu Qunxing Paper Holdings Co., khiến tài sản của công ty này đóng băng. Hiện cổ phiếu của công ty này vẫn chưa được trở lại sản giao dịch.
Với Hanergy, mặc dù bị ngừng giao dịch trên sàn Hồng Kông, hơn 4,9 tỷ cổ phiếu vẫn được chuyển nhượng từ ngày 20/5. Ngày 14/7, Central Clearing và Settlement System, Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited. bán hơn 3 triệu cổ phiếu trong khi JP Morgan Chase Bank mua 12,5 triệu cổ phiếu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/