Hoạt động dịch vụ ngân hàng hái tiền ra sao trong suốt ba năm qua?
Phí dịch vụ tài khoản và ngân hàng điện tử nào rẻ nhất? |
Thu nhập hoạt động dịch vụ ngân hàng tăng trưởng thần tốc
Chất lượng dịch vụ thường được cân đo đong đếm giữa các ngân hàng, việc cải thiện thu nhập từ dịch vụ đang được các ngân hàng chú trọng và tăng cường, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có quá nhiều rủi ro. Mặt khác, sự cạnh tranh của nhiều hãng công nghệ đang buộc các ngân hàng chuyển mình thay đổi.
5 xu hướng công nghệ đang thay đổi ngành ngân hàng châu Á |
Hơn 20 ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2015-2017 đều gia tăng thu nhập từ hoạt động với mức bình quân 35% mỗi năm. Trong đó có những ngân hàng tăng trưởng bình quân theo cấp số nhân ở giai đoạn này như SHB và Kienlongbank với lần lượt 184% và 125%/năm. Một số ngân hàng nhỏ và vừa khác như VietBank, BacABank, TPBank, MBBank tăng xấp xỉ 70-90%/năm.
Năm qua, tổng thu nhập hoạt động dịch vụ từ hơn 20 ngân hàng TMCP đạt gần 35.500 tỷ đồng, tăng đến 48% so với năm 2016. Có đến 9 ngân hàng đạt mức lãi này trên 1.000 tỷ đồng và hầu hết tăng trưởng 2 con số mỗi năm trong suốt giai đoạn 2015-2017.
BIDV đứng đầu hệ thống ngân hàng TMCP với kết quả trên 5.630 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2016. Kế đến là Vietcombank đạt hơn 5.380 tỷ đồng, tăng hơn 24%.
Mặc dù mạng lưới thua kém hơn rất nhiều nhưng Techcombank vượt mặt VietinBank để đứng vị trí thứ ba với 4.520 tỷ đồng về thu nhập hoạt động dịch vụ năm qua.
Sacombank cũng cho thấy bước chuyển mình đáng kể khi đạt trên 3.440 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, giai đoạn 2015-2017 nhà băng này tăng trưởng thu nhập hoạt động dịch vụ bình quân 42%/năm.
MBBank cũng là một nhân tố nổi bật khi năm qua đạt mức thu nhập dịch vụ trên 3.220 tỷ đồng, gấp đến 2,5 lần năm 2016.
(Biểu đồ: TV Tổng hợp) |
(Bảng, Biểu đồ: TV Tổng hợp) |
Chuyển dịch thu nhập hoạt động dịch vụ là tất yếu?
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Tạp chí ngân hàng năm 2017 trích dẫn nghiên cứu của Klein và Saidenberg ghi nhận, việc kết hợp các dịch vụ ngân hàng sẽ tạo ra thu nhập ổn định, tối ưu hóa chi phí quản lý và đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng; các ngân hàng với hoạt động kinh doanh phi lãi làm giảm sự biến động của lợi nhuận.
Đối với các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia cho thấy đa dạng hóa thu nhập, tăng tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi là có lợi cho các NHTM Việt Nam vì giúp tăng khả năng sinh lời cũng như hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro cho ngân hàng.
Thống kê của người viết ba năm qua ghi nhận thu nhập dịch vụ đều tăng đóng góp vào tổng thu nhập ngân hàng từ 13% lên 15%.
(Biểu đồ: TV Tổng hợp) |
Xét riêng từng ngân hàng thì Sacombank duy trì khá cao tỷ trọng thu hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập Ngân hàng, trong đó năm 2017 lên đến 40% và là mức cao nhất của hệ thống ngân hàng TMCP.
Trong hoạt động dịch vụ, Sacombank dẫn đầu khối ngân hàng TMCP về mạng lưới ATM được khách hàng đánh giá là hiệu quả nhất, bên cạnh số lượng thẻ phát hành chiếm 3,98% thị phần và doanh số sử dụng thẻ chiếm 8,41%.
Có thể thấy, vấn đề nợ xấu tồn đọng sau nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam đã khiến cổ đông Sacombank không khỏi lo lắng nhiều năm qua. Tuy nhiên với sự chuyển dịch thu nhập dịch vụ năm qua, Sacombank giảm đi phần nào rủi ro kinh doanh từ tín dụng, nợ xấu giảm từ 6,68% vào đầu năm 2017 xuống còn 4,28% vào cuối năm.
Techcombank và SHB cùng bứt phá thu từ dịch vụ năm qua và chiếm tỷ trọng trên 20% tổng thu nhập, điểm chung cho kết quả này là nhờ sự tăng trưởng từ phí hoa hồng bảo hiểm và dịch vụ thanh toán của hai ngân hàng.
(Bảng: TV Tổng hợp) |
Với việc tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thì các ngân hàng cũng cải thiện được khả năng sinh lời nhiều hơn, bởi đây là hoạt động có mức biên lợi nhuận khá cao, với bình quân tăng thêm 10 điểm % lên gần 58% trong suốt ba năm qua.
(Biểu đồ: TV Tổng hợp) |
Cụ thể, SHB và Techcombank dẫn đầu với mới biên lợi nhuận lần lượt 94% và 84% vào năm 2017, bình quân ba năm qua biên lợi nhuận của hai ngân hàng này xoay quanh 75%.
Kienlongbank và BacABank cũng có mức biên lãi dịch vụ trên 80%, trong đó BacABank lãi đột biến hoạt động dịch vụ trong năm qua.
So với các ngân hàng TMCP tư nhân, biên lợi nhuận từ hoạt động của ba ông lớn nhà nước dường như yếu thế hơn khi không nằm trong top 10, đạt lần lượt của BIDV là 53%, Vietcombank 47% và VietinBank 43%.
(Bảng: TV Tổng hợp) |
Vietcombank được xem là dẫn đầu về vị thế cạnh tranh thẻ. Tính đến cuối tháng 9/2017, Vietcombank chiếm 96% thị phần thanh toán trực tuyến thẻ quốc tế và 60% thẻ nội địa tại Việt Nam. Vietcombank đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt với thị phần thẻ phát hành chiếm trên 21%, doanh số sử dụng thẻ nội địa chiếm gần 18,8%. BIDV có trên 8 triệu chủ thẻ và 4 triệu khách hàng sử dụng kênh ngân hàng điện tử.
Khách phản ứng tăng phí, Vietcombank khẳng định 'thu phí thấp nhất thị trường' |
Trong buổi gặp mặt đầu năm Mậu Tuất 2018, Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành chia sẻ rằng theo đề án tái cơ cấu lại Vietcombank được Ngân hàng Nhà nước thông qua, Vietcombank xác định dịch vụ là một trong ba trụ cột bên cạnh bán lẻ và kinh doanh vốn để chuyển dịch hoạt động ngân hàng.