Hoa Sen tìm đến KCN Du Long lớn thứ 2 Ninh Thuận
Thất bại ở dự án Cà Ná, Hoa Sen tiếp tục tìm đến KCN Du Long lớn thứ 2 tỉnh Ninh Thuận |
Hội đồng quản trị (HĐQT) của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn tại Công ty TNHH MTV Đầu tư Quốc tế Hoa Thìn Long Đức Phong từ Công ty Hữu hạn Tập đoàn Xí nghiệp Đức Phong Hoa Thìn Long Phượng Hải. Giá trị chuyển nhượng không được Hoa Sen tiết lộ
Hiện Công ty Hoa Thìn Long Đức Phong đang là chủ đầu tư của dự án Khu công nghiệp (KCN) Du Long - Ninh Thuận.
Theo nghị quyết, Hoa Sen đổi tên Công ty TNHH MTV Đầu tư Quốc tế Hoa Thìn Long Đức Phong thành Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng KCN Hoa Sen Du Long.
Đồng thời, Tập đoàn bổ nhiệm ông Trần Ngọc Chu - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Hoa Sen làm Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Hoa Sen Du Long.
Theo thông tin từ Ban quản lý KCN tỉnh Ninh Thuận, KCN Du Long có diện tích 407,28 ha, nằm tại địa phận 2 xã Lợi Hải và Bắc Phong, huyện Thuận Bắc; cách Cảng Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa 30km, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm 20km
Các ngành nghề định hướng đầu tư trong khu công nghiệp gồm: lắp ráp điện tử, tin học; các ngành công nghệ cao; lắp ráp ôtô, xe máy; công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông, công nghiệp; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; sản xuất hàng tiêu dùng.
Tháng 5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra điều chỉnh quy hoạch các KCN tại tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, theo đó Ninh Thuận sẽ có 4 khu công nghiệp gồm Phước Nam diện tích 370 ha, Du Long 407 ha, Cà Ná 827 ha và Thành Hải gần 78 ha. Như vậy, KCN Du Long chỉ xếp sau diện tích so với KCN Cà Ná.
Trước đó vào giữa tháng 4/2017, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan chức năng tạm dừng đề xuất Dự án thép Hoa Sen Cà Ná do Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư. Lý do là dự án mới dừng ở mức đánh giá sơ bộ, công tác chuẩn bị dự án còn vội vàng, thông tin về dự án còn bất cập, chưa đầy đủ, toàn diện và đặc biệt sau sự cố Fomosa.
Dự án thép Cà Ná lúc đó được Hoa Sen lên kế hoạch với tổng công suất thiết kế 6 triệu tấn/năm. Tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017 - 2031, công suất thiết kế đạt 16 triệu tấn/năm.
Sau Gemadept, đến lượt Hoa Sen thoái 45% vốn Cảng Quốc tế Hoa Sen - Gemadept Tại đại hội cổ đông thường niên, lãnh đạo Gemadept cho biết, đối tác nhận chuyển nhượng Cảng Quốc tế Hoa Sen - Gemadept đến ... |
Gemadept thoái toàn bộ 51% vốn tại Cảng Hoa Sen - Gemadept Đối tác chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Gemadept tiết lộ. |
Thủ tướng yêu cầu tạm dừng đề xuất dự án thép Cà Ná Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận chính thức về dự án luyện thép Cà Ná do Tập đoàn Hoa Sen đăng ký làm ... |