Hết quý I/2017, nợ đọng BHXH đã tăng lên 14.000 tỷ đồng
Chiều ngày 8/5 đã diễn ra toạ đàm về khởi kiện doanh nghiệp trốn đóng BHXH trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Hết quý I/2017, nợ đọng BHXH đã tăng lên mức 14.000 tỷ đồng (Ảnh: VGP) |
Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết số nợ đọng BHXH có giảm trong năm 2016 nhưng lại có xu hướng giá tăng trở lại trong những tháng đầu năm 2017. Tính đến quý I/2017, các doanh nghiệp đang nợ lên tới 14.000 tỷ đồng, trong đó có đến 1.400 tỉ đồng nợ có khả năng mất trắng.
Khoản nợ này tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn hoặc đã giải thể hoặc phá sản. Như vậy quyền lợi người lao động sẽ không được đảm bảo trong khi trước đó họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH.
Nhận định về con số nợ đọng này ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng đối với khoản nợ 1.400 tỷ đồng đã không còn khả năng thu hồi thì giữ lại chỉ làm cho con số tổng nợ càng cao, do đó cần được xử lý để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Bộ trưởng Bộ lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Chính phủ xử lý khoản mục này.
Hội đàm cũng chia sẻ về vướng mắc trong việc khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng BHXH hiện nay. Theo Luật BHXH 2014, có hiệu lực từ đầu năm 2016 thì Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) có trách nhiệm khởi kiện các doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH. Luật đã có hiệu lực hơn 1 năm nay, nhưng câu chuyện khởi kiện doanh nghiệp rất khó thực hiện.
Theo đúng theo trình tự thì công đoàn cơ sở phải đứng ra khởi kiện hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên. Thế nhưng cái khó là công đoàn cơ sở ngại không dám khởi kiện người sử dụng lao động, ngại khởi kiện nhưng ngay cả việc ủy quyền cho công đoàn cấp trên họ cũng ngại.
Nhận định về vấn đề này, Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: "Những người phụ trách liên đoàn cơ sở thường là kiêm nhiệm, cũng là người làm thuê và nhận tiền lương của doanh nghiệp thì việc để họ đứng ra để kiện chính doanh nghiệp của mình cũng rất khó".
Tính đến thời điểm hiện tại BHXH đã chuyển cho các liên đoàn lao động tại địa phương 1.177 hồ sơ doanh nghiệp nợ đóng BHXH. Giữa tháng 2/2017 đã có 11 liên đoàn các tỉnh thành phố đã nộp hồ sơ khởi kiện 77 doanh nghiệp vi phạm. Tuy nhiên chỉ có 60 hồ sơ được tiếp nhận và xử lý, còn 17 hồ sơ bị toà án trả lại với những lý do như không thuộc thẩm quyền xử lý và không có giấy uỷ quyền của người lao động.
Một vấn đề vướng mắc nữa trong việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH là bất cập giữa Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn, Bộ luật Tố tụng dân sự… khiến cho tính đến thời điểm hiện tại chưa có một vụ nào được xét xử. Các vụ án được tiếp nhận chủ yếu là được doanh nghiệp bị khởi kiện chủ động nộp tiền để tránh liên quan pháp lý.
Ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho biết thêm, cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề trên là cần phải sửa đổi Bộ Luật Lao động và Luật tố tụng dân sự. Theo đó, nên giao cho liên đoàn cấp trên là đối tượng được quyền thay mặt cho người lao động và liên đoàn cơ sở thực hiện việc khởi kiện. Đồng thời BHXH là cơ quan có chức năng hỗ trợ thông tin và cùng bám sát việc thu hồi nợ BHXH từ các doanh nghiệp. Mục đích để các quy định về công tác khởi kiện của công đoàn được đồng bộ, thống nhất.
Quỹ BHXH đã chi hơn 10 nghìn tỷ cho chi phí quản lý năm 2016
Trong năm 2016, hệ thống BHXH đã chi hơn 10 nghìn tỷ đồng cho chi phí quản lý trong đó chi cho bộ máy của ... |
Số lượng người được giải quyết chế độ BHXH giảm gần 14% trong năm 2016
Trong năm 2016, số lượng người được giải quyết hưởng các chế độ BHXH hàng tháng giảm 13,68% so với năm 2015 với 148.359 người. |
Hơn 51.000 người nợ tiền bảo hiểm xã hội
Trong đó có 39.445 người lao động chưa được đóng bảo hiểm xã hội hoặc được đóng thiếu thời gian với số tiền trên 23,6 ... |
Hơn 500 nghìn tỷ đồng của quỹ BHXH được đầu tư vào đâu?
Toàn bộ số tiền đầu tư này đang được sử dụng để cho vay ngân sách nhà nước, mua trái phiếu chính phủ, gửi ở ... |