Hàng Việt hơn Trung Quốc ở điểm gì?
Hãng nghiên cứu thị trường Statista vừa công bố báo cáo Made In Country Index 2017, khảo sát hơn 43.000 người tiêu dùng tại 52 quốc gia để tìm ra sản phẩm nước nào được tin tưởng nhất thế giới. Theo đó, hàng Việt Nam xếp thứ 46 trong danh sách, trên Trung Quốc 3 bậc.
Statista đã khảo sát người tiêu dùng theo 3 câu hỏi "Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm", "Nhận thức của bạn về nó thay đổi thế nào trong 12 tháng qua", "Đặc điểm nào sau đây khiến bạn nghĩ đến sản phẩm của quốc gia/vùng lãnh thổ này". Theo đó, cả sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc đều không được đánh giá cao về chất lượng trên thế giới, với nhiều tiêu chí dưới trung bình.
Sản phẩm Việt Nam được đánh giá cao hơn Trung Quốc tại nhiều tiêu chí. Số liệu: Statista |
Dù vậy, trong 10 đặc tính sản phẩm được đưa ra, hàng Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn hoặc tương đương Trung Quốc tại 7 tiêu chí, gồm: Sự độc đáo, Hàng thật, Mức độ công bằng trong sản xuất, Chất lượng cao, Độ bền, Độ bảo mật và Khả năng chứng tỏ địa vị. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ nhỉnh hơn về Tính kinh tế của sản phẩm, Công nghệ tiên tiến và Thiết kế xuất sắc.
Từ hàng thập kỷ nay, Trung Quốc vẫn được coi là công xưởng toàn cầu, với nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nền kinh tế lớn nhì thế giới vì thế cũng gắn liền với hình ảnh sản phẩm rẻ, chất lượng thấp và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo khảo sát, Trung Quốc có danh tiếng "rất tệ tại Đông Nam Á" nói riêng và cả thế giới nói chung. Chỉ 10% người Việt Nam, 15% người Thái Lan, 17% người Singapore và 14% người Philippines có đánh giá tích cực về hàng hóa nước này. Tỷ lệ tại các nền kinh tế khác trong khảo sát đa phần dưới 30%, thậm chí là 0%.
Trong khi đó, hàng Việt Nam lại được 34% người khảo sát Trung Quốc nhận xét đáng tin cậy. Tỷ lệ này tại các nước Đông Nam Á dao động trong khoảng 7-23%. Trên thế giới, hàng Việt Nam được đánh giá cao nhất tại Ecuador (thứ 10) và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (thứ 20).
Xếp hạng và mức độ đánh giá uy tín hàng Việt Nam tại 52 quốc gia, vùng lãnh thổ được khảo sát. Màu đậm hơn cho thấy mức độ đánh giá cao hơn. Nguồn: Statista |
Ông Nicolas Loose - Giám đốc Nghiên cứu tại Statista nhận xét điểm sáng hiếm hoi của Trung Quốc là người dân nước này đánh giá cao hàng nội nhất, và việc sản xuất tại đây có tính "kinh tế" nhất thế giới. "Họ đúng là có danh tiếng tốt tại quê nhà và là cái tên dẫn đầu về giá. Nhưng xếp hạng sản phẩm nói chung quả thực cực kỳ thấp", ông nói.
Nhập khẩu ồ ạt, hàng nội lao đao
Hàng hóa loại nào cũng nhập, trong khi sản xuất trong nước ngày càng khó khăn, không cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài. |
Thị trường quạt điện: Hàng Việt hoàn toàn chiếm ưu thế
Có giá khá chênh lệch, từ vài trăm nghìn đồng đến cả chục triệu đồng, thị trường quạt điện đang bắt đầu sôi động. Cùng ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/