|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hàng tỷ USD ‘chìm xuống biển’ dưới thời cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng

19:08 | 08/12/2017
Chia sẻ
Dưới thời ông Đinh La Thăng làm Chủ tịch từ tháng 5/2006 đến tháng 9/2011, danh sách “con, cháu, chắt” của PVN đầu tư loạt dự án gây thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, thất thoát không ít tài sản Nhà nước.
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Tiểu sử ông Đinh La Thăng - cựu Chủ tịch Tập đoàn PVN
hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

Ghi nhận đến năm 2011 (khi ông Đinh La Thăng thôi chức Chủ tịch PVN vào tháng 9), PVN nắm 100% vốn 7 tổng công ty/công ty; nắm quyền chi phối 19 tổng công ty/công ty, 61 công ty liên kết và 17 công ty liên doanh. Chi phí xây dựng dở dang của PVN dàn trải trên 60 dự án với tổng hơn 53.170 tỷ đồng.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang
Hàng tỷ USD ‘chìm xuống biển’ dưới thời nguyên chủ tịch PVN Đinh La Thăng.

Theo các báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất giai đoạn 2009 - 2015, PVN đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu 17%, lợi nhuận là 8,5%. Cùng với đó là tài sản tăng 14% và nợ tăng 13,9% mỗi năm.

Năm 2009, doanh thu của PVN đạt 136.511 tỷ đồng, đến năm 2015 là 288.508 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 21.388 và 30.695 tỷ đồng.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang
Doanh thu và lợi nhuận PVN giai đoạn 2009 - 2015. (TN tổng hợp).

Giá dầu giai đoạn 2009-2013 chứng kiến sự tăng giá đáng kể, bước sang năm 2014 giá đầu đi xuống, qua đó, kết quả kinh doanh của PVN có chiều hướng sụt giảm từ năm 2014.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang
Diễn biến giá dầu 10 năm qua. (Nguồn: Nasdaq).

Quy mô tổng tài sản từ 353.386 tỷ đồng lên 7.59.258 tỷ đồng. Nợ phải trả phình to không kém từ 155.644 lên 319.304 tỷ đồng.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang
Tổng tài sản và nợ phải trả của PVN giai đoạn 2009 - 2015. (TN tổng hợp).

Đáng chú ý, PVN sở hữu lượng lớn tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn khổng lồ. Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn có tốc độ tăng tưởng đến 19,2% mỗi năm vào giai đoạn trên.

Tính đến hết năm 2015, lượng tiền và tương đương tiền của PVN đạt 102.086 tỷ đồng; đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 73.760 và 42.137 tỷ đồng với tổng dự phòng khoảng 1.210 tỷ đồng.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang
Tiền và các khoản đầu tư tài chính của PVN giai đoạn 2009 - 2015. (TN tổng hợp).

PVN có được những khoản lợi nhuận khủng đứng đầu các tập đoàn nhà nước nhờ vào nguồn tài nguyên dầu mỏ quốc gia. Những khoản đầu trong và ngoài ngành hàng tỷ USD khiến cho Tập đoàn dường như mất kiểm soát, hệ quả là thua lỗ, thất thoát tài sản Nhà nước.

Mất hơn 500 triệu USD, không thu về giọt dầu nào trong siêu liên doanh 1,8 tỷ USD với Venezuela

Giai đoạn 2006 - 2011, PVN còn vung tiền ở một số dự án nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỷ USD khai thác dầu tại Venezuela. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Khi đó, lãnh đạo PVN đã ngoài tai những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành Việt Nam về tình hình chính sự Venezuela, trữ lượng dầu không như PVN dự báo.

Kết quả là dự án chi được màn ra mắt hoành tráng để rồi không đi tới đâu. Riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela đã lên đến 532 triệu USD không quay trở lại, chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD.

Tháng 4/2013, vẫn chưa thu được giọt dầu nào, ban lãnh đạo mới của PVN quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD.

Mất trắng 800 tỷ đồng đầu tư vào OceanBank

Năm 2009, PVN góp 800 tỷ đồng mua 20% vốn Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Trước đó, Tập đoàn chủ trương kế hoạch thành lập Ngân hàng Hồng Việt nhưng rơi vào thời điểm thị trường tài chính có quá nhiều ngân hàng được lập ra, nên Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng xem xét đề nghị cấp phép ban trù bị thành lập ngân hàng, Chính phủ cũng yêu cầu PVN phải rút vốn đầu tư.

Khoản đầu tư tại OceanBank được lấy từ nguồn tiền kết quản sản xuất kinh doanh, quyết định đầu tư vào OceanBank được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của HĐTV thời điểm đó. Trong thời gian góp vốn tại OceanBank, chính ông Đinh La Thăng đã ký vào văn bản yêu cầu các đơn vị thành viên gửi tiền tại OceanBank. Theo đó, có thời điểm tiền gửi của PVN và các đơn vị thành viên tại đây lên đến 25.000 tỷ đồng. Đổi lại, OceanBank đã chi hàng trăm tỷ đồng tiền chăm sóc các khách hàng từ tập đoàn PVN.

Khi NHNN mua lại OceanBank giá 0 đồng, PVN chấm dứt tư cách và toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cổ đông tại OceanBank, hệ quả là ghi nhận một khoản lỗ 800 tỷ đồng.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Xử vụ OceanBank: Luật sư trưng văn bản 'gỡ tội' cho Nguyễn Xuân Sơn

Công ty "ma" PVFC Invest vốn 500 tỷ bán lại với giá 20 triệu đồng

Thành lập từ 2007, đến năm 2010, CTCP Đầu tư và Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) gần như không có hoạt động đầu tư nào, ngoài nhận vốn ủy thác từ Tổng CTCP Tài chính Dầu khí (PVFC), sau đó mua đi bán lại cổ phần, rót vốn đầu tư vào các dự án “trên giấy”. PVN là công ty mẹ sở hữu 78% vốn tại công ty con PVFC, PVFC lại sở hữu 59% vốn của công ty cháu PVFC Invest.

Tính đến hết năm 2010, PVFC Invest lỗ lũy kế 559 tỷ đồng, âm vốn điều lệ 59 tỷ đồng, công ty rơi vào tình trạng đặc biệt khó khăn và hoàn toàn đủ điều kiện phá sản. Đến năm 2012, sau nhiều lần đổi tên, PVFC Invest được bán với giá 20 triệu đồng, tức 1 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó, PVFC có hơn 8.500 tỷ đồng nợ xấu của hầu hết khách hàng không có khả năng trả như Vinashin, Vinalines…

"Vũng lầy" Trịnh Xuân Thanh cùng PVC lỗ hơn 3.300 tỷ đồng

Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từng được xem là con cưng của PVN khi là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Tập đoàn niêm yết. Nhưng cũng từ đó PVC trở thành cục nhọt của ngành dầu khí nói chung và PVN nói riêng.

Được cựu Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh cầm trịch, năm 2009, PVC niêm yết trên HNX vốn điều lệ nhanh chóng tăng từ 2.500 tỷ vào năm 2010 lên 4.000 tỷ đồng năm 2012. Trong đó có tới 86% (tương đương 3.371 tỷ đồng) được PVC mang đi góp vốn vào 40 công ty thành viên. Các công ty này đổ tiếp tục đổ tiền vào lĩnh vực xây lắp, bất động sản, đầu tư tài chính. Đến năm 2011, nhiều công ty bắt đầu thua lỗ, PVC rơi vào vũng lầy đa ngành. Năm 2013, PVC lỗ lũy kế gần 3.300 tỷ đồng.

Trước những thua lỗ nghiêm trọng đó, ôngTrịnh Xuân Thanh cùng dàn lãnh đạo cấp cao của PVC đã Bộ Công an bị khởi tố và bắt tạm giam.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Ra lệnh tạm giam Trịnh Xuân Thanh theo điều 163 Bộ luật hình sự

Dự án PVTex 7.000 tỷ đồng thu lỗ

Một khoản đầu tư khá tai tiếng của PVN là Nhà máy xuất xơ sợi polyester Đình Vũ - PVTex (Hải Phòng). PVN nắm trên 75% vốn cổ phần với tổng vốn đầu tư 325 triệu USD (tương đương khoảng 7.000 tỷ đồng). Theo kế hoạch nhà máy có công suất 170.000 tấn sản phẩm xơ sợi/năm từ nguyên liệu nhập khẩu và dự kiến hoạt động từ năm 2012, tuy nhiên đến khi vận hành vào tháng 5/2014, nhà máy đã phải đối mặt với việc không bán được hàng và buộc tạm dừng.

Thua lỗ và cạn vốn hoạt động, PVN đề nghị Bộ Tài chính áp thuế nhập khẩu và hạn ngạch đối với sản phẩm sơ xợi polyester nhập khẩu. Đồng thời xin miễn giảm nhiều loại thuế, phí như thuế giá trị gia tăng; chi phí điện, nước, thuê đất, cuản lý, xử lý nước thải của Khu công nghiệp Đình Vũ với PVTex trong hai năm…

Chưa dừng ở đó, PVN còn xin Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp dệt may trong nước phải dùng sản phẩm của PVTex. Đến nay, PVTex vẫn đắp chiếu, nguyên Tổng Giám đốc Vũ Đình Duy vẫn đang bị Công an truy nã đặc biệt về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ba nhà máy ethanol vốn 6.700 tỷ đồng trùm mền

Ba Nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol ở Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước được PVN quyết định đầu tư từ tháng 10/2007 - 3/2009. Công suất mỗi nhà máy là 80.000 tấn etanol nhiên liệu/năm, nguồn vốn đầu tư do các cổ đông góp 30%, còn lại vay tín dụng 70%. Tuy nhiên nay đều chung tình trạng đắp chiếu.

Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, số tiền bỏ ra cho dự án ethanol Dung Quất hơn 2.100 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư được duyệt hàng trăm tỷ đồng. Hoàn thành năm 2014 với kỳ vọng tạo nguồn nguyên liệu xăng E5 giá rẻ thân thiện môi trường, nhưng từ đó đến nay, xưởng máy chỉ vận hành để bão dưỡng.

Nhà máy ethanol Bình Phước trị giá hơn 2.200 tỷ đồng, được khởi công năm 2010 và khánh thành vào tháng 12/2012, có công suất 300.000 lít xăng E5/ngày. Song năng lực quản trị yếu kém, năng lực tài chính cạn kiệt khiến tình hình kinh doanh u ám, kể từ 2015 đến nay, nhà máy đã phải trùm mền.

Chung cảnh ngộ, Nhà máy Nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ vốn 2.400 tỷ đồng dự kiến đi vào sản xuất từ năm 2012 nhưng do thiếu vốn, cuối năm 2011, dù khoảng 80% khối lượng công việc đã xong, nhà máy dừng thi công, những người nông dân trước đây phải nhường hơn 50 ha đất xây dựng nhà máy không khỏi tiếc nuối.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Tương lai nào cho những dự án xăng sinh học nghìn tỷ 'đắp chiếu'?

Những dự án Nhiệt điện “rùa bò”

Nhiệt điện Long Phú 1 được khởi công vào tháng 1/2011, được xem là dự án quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn điện của PVN. Đây cũng là dự án nguồn điện cấp bách thuộc Tổng sơ đồ Điện VI đã được Chính phủ phê duyệt, với dự kiến phát điện Tổ máy số 1 vào năm 2014, Tổ máy 2 vào đầu năm 2015. PVN đã ký hợp đồng tổng thầu EPC xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 có tổng giá trị 1,2 tỷ USD với đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) vào năm 2010.

Nhưng sau đó, tiến độ vận hành của Dự án phải điều chỉnh, Tổ máy 1 sẽ vận hành vào năm 2015 và Tổ máy 2 là năm 2016. PVN chuyển đổi tổng thầu từ PTSC sang Liên danh Power Machines (Liên bang Nga) - BTG (Slovakia) - PTSC. Đồng thời tiếp tục dời kế hoạch phát điện Tổ máy 1 vào năm 2018, Tổ máy 2 vào năm 2019.

Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1, PVN ký hợp đồng đơn vị tổng thầu xây dựng là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) vào tháng 4/2015. Theo kế hoạch, dự án sẽ phát điện Tổ máy 1 trong tháng 10/2018. Tổ máy 2 trong tháng 2/2019. Đánh giá của PVN, cho tới thời điểm hết tháng 6/2016, công tác thiết kế của Sông Hậu 1 đạt 26% so với kế hoạch đặt ra là 32%. Công tác lựa chọn thầu phụ, mua sắm, chế tạo thiết bị ước đạt 19% so với kế hoạch là 31%.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang PVN đưa ra 'phác đồ điều trị' 5 dự án thua lỗ

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 chậm tiến độ 2 năm nay. Dự án có công suất thiết kế 1.200 MW, tổng mức đầu tư hơn 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỉ USD), do PVN làm chủ đầu tư. PVN “ưu ái” giao cho PVC Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; trong đó PVC xin tạm ứng 1.312 tỷ đồng và 6,6 triệu USD. Tuy nhiên, PVC đã sử dụng số tiền này cho việc trả nợ ngân hàng, đầu tư dàn trải vào những dự án khác, đến nay các khoản đầu tư thu lỗ không thu hồi được vốn.

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Những cán bộ 'liên đới' đến Trịnh Xuân Thanh đã bị xử lý trong 10 tháng qua

Trong thời gian Trịnh Xuân Thanh trốn nã, vì liên quan hoặc liên đới đến Trịnh Xuân Thanh, hàng loạt cán bộ lãnh đạo cấp ...

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Tổng bí thư: Bài học không chỉ với ông Đinh La Thăng

Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 được Trung ương đồng tình, nhất trí ...

hang ty usd chim xuong bien duoi thoi cuu chu tich pvn dinh la thang Ông Đinh La Thăng gửi lời xin lỗi đến nhân dân, đến Đảng

“Quyết định thi hành kỷ luật của Ban chấp hành trung ương đối với tôi là có lý có tình” - ông Đinh La Thăng ...

Thảo Nguyên