|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hãng thép lớn nhất Ấn Độ lỗ 5 quý liên tiếp

11:20 | 12/09/2016
Chia sẻ
Dư cung toàn cầu đẩy giá thép đi xuống đã khiến Steel Authority of India liên tục báo lỗ. Cổ phiếu của họ cũng giảm mạnh nhất 11 tuần. 
hang thep lon nhat an do lo 5 quy lien tiep

Trong quý kết thúc vào tháng 6 vừa qua, khoản lỗ của công ty thép lớn nhất Ấn Độ đã lên tới 5,36 tỷ rupee (81 triệu USD), hơn gấp đôi cùng kỳ năm ngoái và đây là quý lỗ thứ 5 liên tiếp. Doanh thu đã giảm 3%, xuống 90,8 tỷ rupee.

Không chỉ Steel Authority of India, các hãng thép nói chung tại đất nước này cũng đang chịu chịu tác động từ dư cung toàn cầu, cộng thêm tình trạng giá giảm và nợ lớn. Một đại gia khác của Ấn Độ là Jindal Steel & Power lỗ quý trước gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, với 10,8 tỷ rupee. Cổ phiếu hãng này cuối tuần trước đã giảm 5,9% xuống 81,5 rupee - thấp nhất năm nay.

Nguyên nhân lớn nhất tác động lên thị trường toàn cầu là Trung Quốc - nước sản xuất thép lớn nhất thế giới đã liên tục tăng xuất khẩu, do nhu cầu trong nước yếu. Dù Ấn Độ đã hạn chế nhập khẩu, để ngăn thép giá rẻ tràn vào thị trường, nguồn cung vẫn dư thừa do chính sản xuất trong nước.

Dù vậy, Steel Authority of India vẫn lạc quan rằng nhu cầu sẽ phục hồi, và vẫn tăng sản xuất. “Chúng tôi tin vào nhu cầu mạnh trong mùa mưa, và các kế hoạch đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ, như đường bộ, đường ray, đường cao tốc hay cảng biển”, Chủ tịch công ty - ông P.K. Singh cho biết. Công ty đã chi một phần tư ngân sách tài khóa này để hiện đại hóa và mở rộng việc sản xuất.

Phiên cuối tuần trước, cổ phiếu hãng này đã giảm 6,6% xuống 50,2 rupee. Đây là mức giảm lớn nhất từ cuối tháng 6. Năm ngoái, mã này mất tới 41%.

Ambit Capital cho biết nhà đầu tư vẫn lo ngại về khả năng sinh lời yếu của hãng thép, do hãng này rất nhạy cảm với giá cả và thời điểm tăng sản xuất cũng không rõ ràng. Dù vậy, tính từ đầu năm, cổ phiếu này vẫn tăng 6,3%.

Thu Thảo

Theo Bloomberg

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.