Hàng rong trở thành mỏ vàng của start-up giao đồ ăn nhanh
Wong Liang Tai, chủ quầy hàng cơm gà Hải Nam ở Trung tâm ẩm thực Maxwell thuộc Singapore, chưa bao giờ nghĩ tới việc hợp tác với một dịch vụ giao thực phẩm.
“Dịch vụ giao hàng thường đòi hỏi hoa hồng, trong khi tôi chỉ có cửa hàng nhỏ. Làm sao tôi có thể trả nổi phí dịch vụ?”, ông nói.
Nhưng rồi ba tháng trước, ông bắt đầu hợp tác với WhyQ, một start-up giao đồ ăn không đòi hỏi ông trả hoa hồng cho các đơn hàng từ ứng dụng của WhyQ.
Rishabh Singhvi và Mr Varun Saraf, hai cựu nhân viên ngân hàng, thành lập WhyQ để giao đồ ăn từ những quầy hàng rong cho giới nhân viên văn phòng muốn tiết kiệm thời gian di chuyển cho bữa sáng và trưa. Ảnh: Channel News Asia |
Cho đến nay, gian hàng cơm gà của Wong Liang Tai nhận một số yêu cầu mua tới 10-20 suất cơm gà từ WhyQ. Vào những tuần kinh doanh thuận lợi, trung bình mỗi ngày, ông nhận 5 yêu cầu mua cơm gà từ WhyQ.
Trong khi mối quan hệ hợp tác chưa thực sự mang lại doanh thu lớn cho Tai, mỗi đơn hàng WhyQ đều thực sự quý giá trong bối cảnh tình hình kinh doanh ở Trung tâm ẩm thực Maxwell trở nên èo uột hơn do dự án xây dựng metro gần đó vẫn chưa hoàn thành dù khởi công từ 2 năm trước.
5 năm qua, các dịch vụ giao đồ ăn theo đơn đặt hàng phát triển mạnh mẽ ở Singapore bởi người dân sẵn sàng trả tiền để được phục vụ các suất ăn tận nơi. Hai đối thủ Foodpanda (Đức) và Deliveroo (Anh) chiếm thị phần lớn nhất và nhanh chóng mở rộng sự hiện diện ở đảo quốc sư tử.
Hai công ty chủ yếu giao thực phẩm của các nhà hàng và quán cà phê lớn. Ngoài ra, Foodpanda và Deliveroo còn đòi hoa hồng lên đến 30% giá trị mỗi đơn hàng. Đó là một trở ngại đối với các quán hàng rong nhỏ.
Ra đời hồi tháng 2 năm nay, WhyQ gia nhập đội ngũ những start-up chen chân vào thị trường dịch vụ giao đồ ăn chật chội bằng hướng mới: giao thực phẩm từ những khu bán hàng rong và những quán ăn nhỏ, phục vụ những món ăn địa phương.
Khoo Kar Kiat từng thôi việc ở Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore để thành lập công ty giao đồ ăn từ hàng rong. Ảnh: Channel News Asia. |
Ít nhất 3 ứng dụng giao đồ ăn hoạt động trực tuyến khác ở Singapore chọn hướng giống WhyQ, bao gồm Fastbee, Yihawker và Porterfetch. 3 trong 4 ứng dụng này không thu tiền hoa hồng của các quán ăn đường phố. WhyQ chỉ tính hoa hồng 10% trên mỗi đơn hàng đối với một nhóm nhỏ quán hàng rong.
Vẫn còn thị phần cho kẻ đến sau
Dịch vụ giao món ăn địa phương có giá bình dân như cơm gà, mì xào tôm hay các món của người Hoa là phân khúc còn nhiều dư địa phát triển ở Singapore.
“Chúng tôi không tập trung vào các nhà hàng, nơi giá các suất ăn có thể lên đến 20 SGD. Các start-up như chúng tôi hoạt động ở các khu vực khác nhau nên chúng tôi có thể cùng tồn tại”, anh Khoo Kar Kiat, người sáng lập Fastbee, nói.
Kiat, 33 tuổi, quyết định nghỉ việc ở Ủy ban phát triển kinh tế Singapore để khởi nghiệp với Fastbee sau khi nghe các đồng nghiệp phàn nàn họ không có nhiều sự lựa chọn khi muốn được giao những món ăn địa phương tại nơi làm việc.
Fastbee là một cổng trực tuyến để mọi người đặt mua đồ ăn trưa và sau đó nhận các suất ăn của họ ở các máy giao đồ ăn tự động gần khu vực của họ, chẳng hạn như bên trong một cao ốc văn phòng. Khách hàng chỉ cần nhập mã số họ nhận qua điện thoại di động để lấy suất ăn từ các máy. Fastbee nhắm đến khách hàng là nhân viên, công nhân làm việc ở các cao ốc văn phòng và khu công nghiệp ở phía tây Singapore. Đến nay, Kiat đã có tám máy giao đồ ăn tự động đặt ở Mediapolis, Science Park, CleanTechOne.
Một người đặt món với máy bán hàng tự động của Fastbee. Ảnh: Channel News Asia |
Trong khi đó, WhyQ tập trung vào khu trung tâm Singapore, còn Yihawker hoạt động mạnh ở khu vực phía đông thành phố.
Chỉ có Porterfetch, start-up mới ra mắt hồi tháng 8, giao đồ ăn khắp đảo nhưng lại chọn cách phục vụ khác biệt. Họ chỉ giao đồ ăn trong khoảng 9 giờ tối đến 3 giờ sáng. Gọi đây là “thị trường ngách, không có sự cạnh tranh”, anh Daniel Chan và Kenneth Ho, hai người đồng sáng lập Porterfetch, nhận định. Họ tự tin công ty của họ sẽ không chậm chân trên thị trường giao đồ ăn.
“Chúng tôi hiểu rằng thật khó để đối đầu với các tên tuổi lớn trong ngành dịch vụ giao đồ ăn. Vì thế chúng tôi cần phải tìm ngách riêng. Trong đó, thị trường giao đồ ăn cho bữa khuya rất lớn nhưng chưa ai nhảy vào”, Daniel Chan nói.
Tính đến cuối tháng 10, sau gần ba tháng hoạt động, Porterfetch đã nhận 8.000 đơn hàng qua trang web của công ty. Porterfetch dự kiến con số sẽ tăng lên 10.000 vào cuối tháng 11. Công ty sẽ ra mắt ứng dụng di động đặt mua đồ ăn từ các quán hàng rong vào cuối năm nay.
Trong khi đó, số lượng đơn hàng của WhyQ và Fastbee tăng vọt. WhyQ nhận 500 đơn hàng mỗi ngày. Fastbee, dù mới hoạt động hồi tháng 8, cũng nhận 700 đơn hàng mỗi tuần.
Bộ máy gọn, chi phí thấp
Các startup giao đồ ăn theo yêu cầu đang được hầu hết quán hàng rong đón nhận nhưng làm sao họ có thể tồn tại nếu không thu phí dịch vụ từ các quán này?
Đa số cũng không yêu cầu giá trị tối thiểu cho mỗi đơn hàng, trừ Yihawker chỉ nhận đơn hàng có giá trị ít nhất 12 SGD.
Vậy nên, phí giao đồ ăn từ thực khách sẽ là nguồn thu nhập chính của các startup. Mức phí mà họ tính có thể cố định ở 1,5 SGD đối với WhyQ và Fastbee hoặc 4,5-5 SGD theo quãng đường đối với Yihawker và Porterfetch. Porterfetch còn tính phí dịch vụ 9% giá trị đơn hàng.
Do nguồn thu chỉ dựa vào mức phí giao hàng cố định 1,5 SGD, Fastbee dựa vào các đơn hàng gộp để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên giao hàng.
“Các công ty khác phải lấy đồ ăn từ nhiều nơi, khiến hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Fastbee chỉ đến một khu phố ẩm thực hàng rong để lấy món cho nhiều đơn hàng cùng một lúc rồi chuyển chúng đến một máy giao đồ ăn tự động”, Kiat giải thích.
Áp phích của WhyQ trong Trung tâm Ẩm thực Maxwell tại Singapore. Đa số khách hàng của họ làm việc ở khu vực trung tâm thương mại và tài chính. Ảnh: Channel News Asia |
Với cách làm như vậy, công ty của Kiat chỉ cần từ một đến hai nhân viên giao hàng để chuyển tối đa 144 suất ăn cho mỗi máy giao đồ ăn tự động mỗi ngày. Anh cho biết Fastbee sẽ thiết kế lại máy giao đồ ăn tự động để giảm 50% chi phí đầu tư cho mỗi máy.
Gộp đơn hàng cũng là cách WhyQ áp dụng. Sau khi lấy các suất ăn từ các quầy hàng rong, một nhóm nhân viên giao hàng 20 người sẽ tụ họp lại rồi chia các suất ăn theo từng khu vực nhận. Tiếp đó, mỗi nhân viên sẽ khởi hành giao đồ ăn cho mỗi khu vực mà họ phụ trách.
“Chúng tôi không phải là Deliveroo hay Foodpanda, nơi mà mỗi nhân viên giao một đơn hàng riêng lẻ. Một nhân viên của chúng tôi có thể phục vụ nhiều khách hàng ở một khu vực nhận đồ ăn nên chúng tôi vẫn có thể giao nhiều đơn hàng dù nhân lực ít hơn. Mô hình ấy giúp chúng tôi kiểm soát chi phí”, anh Varun Saraf, người đồng sáng lập WhyQ, nói. Saraf tiết lộ rằng WhyQ đang cố gắng vận hành hiệu quả hơn với mục tiêu mỗi nhân viên có thể giao từ 35-40 đơn hàng mỗi ngày.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/