|
 Thuật ngữ VietnamBiz

Hàn Quốc ủng hộ 'siết xe nhập khẩu' của Việt Nam

22:12 | 07/03/2018
Chia sẻ
Phía Hàn Quốc cho rằng, những chính sách nhằm siết ô tô nhập khẩu được ban hành gần đây ảnh hưởng tích cực tới đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc. 
han quoc ung ho siet xe nhap khau cua viet nam Việt Nam tăng nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ thị trường Hàn Quốc
han quoc ung ho siet xe nhap khau cua viet nam Bộ Công Thương muốn thêm 'ưu ái' cho ô tô nội, siết chặt xe nhập khẩu

Quan điểm này được Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nêu trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề cập tới thay đổi chính sách quản lý công nghiệp ôtô tại Việt Nam, cụ thể là quy định siết xe nhập khẩu về Việt Nam tại Nghị định 116 có hiệu lực từ 1/1/2018.

Theo đó, phía Hàn Quốc bày tỏ sự ủng hộ với những chính sách về phát triển công nghiệp ôtô của Chính phủ Việt Nam thông qua loạt chính sách mới ban hành như Nghị định 116 hay Thông tư 03. "Những chính sách này nhằm duy trì nền tảng ngành công nghiệp ôtô lắp ráp trong nước đang chịu những điều kiện bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước ASEAN", văn bản nêu.

Hàn Quốc cũng cho rằng, những chính sách mới này có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Huyndai, Kia là hai thương hiệu xe hơi hàng đầu Hàn Quốc đang được chuyển giao lắp ráp tại các doanh nghiệp ôtô Việt Nam là Tập đoàn Thành Công và Ôtô Trường Hải (Thaco). Hiện các doanh nghiệp ôtô Hàn Quốc đang tiếp tục kế hoạch mở rộng sản xuất xe lắp ráp và nâng tỷ lệ nội địa hoá thông qua liên doanh với các doanh nghiệp trong nước.

han quoc ung ho siet xe nhap khau cua viet nam
Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam giảm hẳn sau khi Nghị định 116 có hiệu lực từ 1/1/2018. Ảnh: Anh Quân

Theo quy định Nghị định 116, từ 1/1/2018 xe hơi muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định như phải có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, kiểm định theo từng lô xe, hay doanh nghiệp nhập phải có đường thử dài 800m thay vì 500m như trước... Đây là những quy định gây tranh cãi và luồng ý kiến trái chiều suốt thời gian giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn với xe nhập khẩu cuối tháng 2/2018, trong khi các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước cho rằng quy định mới ban hành "không ưu ái, bảo hộ sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước", thì khối ngoại lại lo ngại Nghị định 116 "không tuân thủ quy định quốc tế.

Nêu quan điểm của Chính phủ là tạo cơ chế chính sách cho các nước xuất khẩu ôtô vào Việt Nam, song Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dung khẳng định, Việt Nam cũng cần có chính sách đảm bảo cho nền sản xuất trong nước phát triển vì lợi ích 100 triệu dân. "

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lắng nghe và ghi chép kỹ những vướng mắc đại diện các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước và FDI đưa ra. Ông khẳng định, quan điểm của Chính phủ tạo cơ chế chính sách cho các nước xuất khẩu ôtô vào Việt Nam nhưng cũng phải có chính sách đảm bảo nền sản xuất trong nước vì lợi ích 100 triệu dân. "Rất mong các doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Chính phủ là phát triển ngành công nghiệp ôtô để dần từng bước tự chủ, tăng nhanh nội địa hoá bằng các cơ chế chính sách, thuế thay vì dùng thủ tục hành chính bất hợp lý để tạo ra rào cản, co kéo lợi ích", ông nói.

Trong diễn biến liên quan, dù liên tục than vãn, kêu khó về chính sách nhưng Honda lại là hãng đầu tiên vượt được các quy định Nghị định 116, nhập khẩu 2.000 xe hưởng thuế 0% từ Thái Lan.

Trong tuần này lãnh đạo Chính phủ sẽ có cuộc họp với các bộ, ngành liên quan xem xét từng khía cạnh cụ thể, báo cáo và đề xuất Thủ tướng sửa đổi, bổ sung quy định Nghị định 116 một cách hợp lý.

Anh Minh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.