|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hải quan 'đòi' thu thuế vỏ hạt điều

07:10 | 10/04/2018
Chia sẻ
Vỏ hạt điều là phế phụ phẩm của quá trình sản xuất hạt điều thô nhưng hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu tách ra để thu thuế nhập khẩu khiến cộng đồng doanh nghiệp bức xúc.
hai quan doi thu thue vo hat dieu Xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ tăng 9% trong giai đoạn 2016 - 2017 nhờ nhu cầu mạnh mẽ
hai quan doi thu thue vo hat dieu Giá hạt điều tăng vọt trong dịp Tết
hai quan doi thu thue vo hat dieu
Việc Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu đòi thu thuế vỏ hạt điều đang gây bức xúc cho doanh nghiệp

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Chính phẩm miễn thuế, đánh thuế phế phẩm

Theo Hiệp hội Điều VN (Vinacas), các doanh nghiệp (DN) chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phản ánh mới đây hải quan ở địa phương này yêu cầu họ phải đóng thuế nhập khẩu… vỏ hạt điều. Việc “đòi” thu thuế này khiến hàng trăm ngàn tấn vỏ hạt điều đang bị ùn ứ tại các kho, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN.

Nhiều DN cho biết, hạt điều thô được nhập về chế biến ra sản phẩm điều nhân. Điều nhân được tái xuất khẩu hoặc đưa vào chế biến sâu rồi xuất khẩu nên được xếp vào nhóm hàng tạm nhập tái xuất và áp thuế nhập khẩu 0%. Hạt điều nhân là chính phẩm được áp thuế tạm nhập tái xuất 0% là để khuyến khích DN nhập hàng về chế biến xuất khẩu trong điều kiện nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu. Chính phẩm không phải đóng thuế, trong khi phế phẩm của quá trình sản xuất ấy lại bị áp thuế khiến họ hoang mang. “Nếu nó thuộc đối tượng chịu thuế tại sao bao nhiêu năm qua ngành hải quan không thu?”, một DN đặt vấn đề.

Thực tế, vỏ hạt điều là phần phế phụ phẩm trước đây bị bỏ đi sau khi hạt điều thô được tách ra lấy nhân, gây nhiều vấn đề về môi trường. Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các DN ép vỏ hạt điều để lấy dầu, bã khô để làm than, bộ ma sát, sơn chống gỉ… và hầu hết cũng xuất khẩu. Như vậy, vỏ hạt điều thải ra từ hạt điều thô cũng chính là hàng tạm nhập tái xuất, không có cơ sở “đánh” thuế. “Đây là vấn đề cách hiểu khác nhau của các bên. Với vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến của hội viên và sẽ làm văn bản xin ý kiến của các bộ ngành có liên quan, cụ thể là Bộ Tài chính về việc phế liệu của hạt điều thô nhập khẩu có phải là đối tượng chịu thuế hay không”, ông Lê Quang Luyến, đại diện Vinacas, cho biết.

Làm khó DN ?

Theo các DN chế biến điều, quy định tại Nghị định 134/2016 của Chính phủ và Thông tư 38/2015 của Bộ Tài chính thì vỏ hạt điều không thuộc đối tượng phải chịu thuế.

Cụ thể, tại khoản 4, điều 10, Nghị định 134/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.

Ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1 (Bình Phước), đồng thời là Phó chủ tịch Vinacas, bức xúc: “DN của chúng tôi ở Bình Phước không bị, trong khi các đồng nghiệp ở Bà Rịa-Vũng Tàu lại bị hải quan đòi áp thuế nhập khẩu với vỏ hạt điều. Vấn đề là từ trước tới giờ không ai thu thuế vì rõ ràng luật không quy định. Còn nếu có quy định thì hải quan không thể bỏ qua, vì thu thuế là trách nhiệm của hải quan. Hơn nữa, nếu là luật thì tại sao có nơi thu nơi không? Tôi cho rằng đây chỉ là vấn đề ở một số nơi - một số người cố tình làm khó DN. Ngành chức năng phải xác định rõ vỏ hạt điều là phế phẩm trong quá trình sản xuất hạt điều. Chính phẩm không đánh thuế thì không có lý do gì đánh thuế phế phẩm”.

Cũng theo ông Huyên, các DN chân chính luôn muốn làm đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước. Việc tận dụng phụ phế phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới có lợi ích cả về kinh tế và môi trường là việc cần được khuyến khích và tạo điều kiện kinh doanh đúng luật. "Nếu bây giờ chính phẩm không chịu thuế mà phế phụ phẩm phải chịu thuế thì ai còn đầu tư phát triển tận dụng những thứ này? Lúc đó vấn đề môi trường sẽ ra sao?", ông Huyên đặt vấn đề.

Chí Nhân

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.