|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hai 'nút thắt' trong phát triển Fintech tại Việt Nam

21:08 | 12/06/2018
Chia sẻ
Ngân hàng Nhà nước ủng hộ đổi mới sáng tạo, sự hợp tác giữa các ngân hàng thương mại và Fintech. Tuy nhiên, để cân bằng giữa quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sáng tạo, cơ quan nhà nước cũng gặp khó khăn trong quản lý, đặc biệt là hai nút thắt an ninh mạng và quản lý dữ liệu.
hai nut that trong phat trien fintech tai viet nam Cơ hội kết nối thị trường fintech Thái Lan cho startup Việt
hai nut that trong phat trien fintech tai viet nam Thị trường tài chính 438 triệu khách hàng của fintech
hai nut that trong phat trien fintech tai viet nam
Quản lý Fintech còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TL

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo: “Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những đổi mới trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày hôm nay 12-6.

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội thảo, sự xuất hiện của các công ty tài chính công nghệ (Fintech) đã có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Những công ty này đã làm thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, quản trị ở các ngân hàng theo xu hướng ngân hàng số, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ thành tựu của CMCN 4.0

Bên cạnh đó, các Fintech cũng khiến các Ngân hàng thay đổi hoàn toàn kênh phân phối theo hướng số hóa, đa kênh đồng nhất (Omni- Chanel), đòi hỏi tái thiết kế các sản phẩm dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm.

Đồng hành với đó, sự xuất hiện của Fintech khiến rủi ro an ninh mạng trở nên lớn và thường trực hơn do sự phát triển vô vàn các kết nối mở, liên tục, đa chiều, phức tạp. Nó cũng khiến các hạ tầng thị trường tài chính, trong đó có hệ thống thanh toán cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh CMCN 4.0 (Big Data, A.I, Blockchain...).

Đặc biệt, nguồn nhân lực ngành ngân hàng - tài chính phải thay đổi theo hướng tinh gọn, có kỹ năng số và tinh thông nghiệp vụ. Như vậy, một số lượng lớn nhân viên trong ngành ngân hàng có nguy cơ thất nghiệp.

GS John Wong, Đại học Quản trị Paris tại Việt Nam cho hay, nếu sử dụng Fintech, chi phí ngân hàng sẽ giảm xuống 80% thông qua việc giảm chi nhánh, nhân sự và hệ thống ATM. Khi đó, một chiếc điện thoại thông minh sẽ đóng vai trò là thẻ Visa, Mastercard, ATM…

Kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về đánh giá của các tổ chức tín dụng (TCTD) về một số công nghệ gắn với CMCN 4.0 thực hiện hồi tháng 4-2018 cho thấy, các TCTD cho rằng, điện toán đám mây hiện có ảnh hưởng mạnh nhất tới các TCTD và được xếp hạng công nghệ đã trưởng thành (5/5). Phân tích dữ liệu lớn cũng có tác động mạnh, được đánh giá là công nghệ bắt đầu trưởng thành (4/5).

Đối với các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo; Blockchain được xem là các công nghệ nhiều triển vọng xếp bậc (3/5) về mức tác động, độ trưởng thành ở mức trung bình. Kết nối Vạn vật; Tự động hóa quy trình bằng Rô-bốt chưa được các TCTD đánh giá cao, độ tác động và độ trưởng thành ở mức thấp.

Theo ông Lê Anh Dũng, Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, NHHN ủng hộ sự hợp tác giữa Ngân hàng và Fintech nhằm tạo ra sức mạnh “cộng hưởng”, tạo ra xung lực phát triển mới của ngành ngân hàng, mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, và góp phần phổ cập tài chính.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của Fintech cũng đặt ra thách thức cho cơ quan quản lý giữa thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích đổi mới sáng tạo với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, duy trì ổn định của hệ thống tài chính.

“Hai thách thức lớn nhất là là an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu người dùng”, ông Dũng nói.

Cơ quan quản lý cũng gặp khó khăn trong việc quản lý những công nghệ đột phá như blockchain. Đây là công nghệ mang tính toàn cầu, nhiều nút kết nối, khác với việc quản lý trước đây là tập trung vào một đầu mối.

Do đó, định hướng quản lý Fintech trong thời gian tới của NHNN sẽ chuyển từ cách thức quản lý dựa trên tuân thủ các nguyên tắc chung (principles based) sang quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro (risk-based), đánh giá, quyết định theo từng hoạt động hay tình huống ứng dụng cụ thể.

Ban chỉ đạo Fintech tại NHNN đã xác định một số nghiệp vụ, công nghệ mới cần ưu tiên ứng dụng, triển khai thử nghiệm hoặc cần sớm thiết lập khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ như P2P lending, Blockchain, chia sẻ dữ liệu mở (open API), eKYC (nhận biết khách hàng điện tử).

Bên cạnh đó, NHNN cũng sẽ tập trung xây dựng và sớm đưa vào vận hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (Sandbox), thúc đẩy hợp tác quốc tế về Fintech…

Thùy Dung

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.