|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hà Nam, Thái Bình xin thí điểm thuê đất dân rồi cho DN thuê lại sản xuất nông nghiệp

07:40 | 04/08/2017
Chia sẻ
Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang chậm giải ngân, một phần do doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai. Để giải quyết, Hà Nam và Thái Bình xin thí điểm thuê đất của dân, sau đó cho doanh nghiệp thuê lại.
ha nam thai binh xin thi diem thue dat dan roi cho dn thue lai san xuat nong nghiep
Theo ông Mai Tiến Dũng, dù đã chuẩn bị được nguồn vốn 100.000 tỷ đồng cho cương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng việc giải ngân vẫn chậm. (Ảnh: VGP)

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa diễn ra, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, hai tỉnh Hà Nam và Thái Bình đã có báo cáo và đề xuất xin thí điểm thực hiện việc thuê đất của dân sau đó cho doanh nghiệp thuê lại để tiến hành sản xuất. Việc này sẽ giải quyết khó khăn hiện tại trong triển khai chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai.

Hiện nay, vẫn phổ biến tình trạng người nông dân không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có tâm lý giữ đất dù nguồn thu nhập phi nông nghiệp được đảm bảo. Vì vậy, chính quyền nên làm vai trò xúc tác, trung gian hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân trong quá trình thỏa thuận thuê, mua đất.

Trước đó vào ngày 28/7, tại buổi làm việc của đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) với tỉnh Thái Bình, Sở NN&PTNT đã báo cáo về thực trạng tích tụ ruộng đất nông nghiệp đến năm 2016 của tỉnh. Theo đó, Thái Bình có 3.105,7 ha đất nông nghiệp được doanh nghiệp, nông dân thực hiện tích tụ để sản xuất nông nghiệp, trong đó có 37 doanh nghiệp thực hiện tích tụ. Tỉnh đang có ba hình thức tích tụ: thuê đất của nông dân (chiếm 97% diện tích đã thực hiện tích tụ), nông dân góp quyền sử dụng đất vào hợp tác xã, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Xuyên khẳng định, tích tụ ruộng đất là chủ trương lớn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn. Ông Xuyên đề nghị Chính phủ và Quốc hội sớm hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao; đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thái Bình được triển khai thí điểm cơ chế tích tụ đất đai để thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.

Cũng trong buổi họp báo, ông Mai Tiến Dũng còn nhận định, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chủ trương lớn, dù đã chuẩn bị được nguồn vốn 100.000 tỷ đồng nhưng giải ngân vẫn chậm. Nguyên nhân ngoài việc doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai như nêu trên thì còn do khó xác định doanh nghiệp công nghệ cao để cho vay; doanh nghiệp thuê đất nên không thể thế chấp tài sản xây dựng trên đất thuê để vay vốn và vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm...

ha nam thai binh xin thi diem thue dat dan roi cho dn thue lai san xuat nong nghiep Vì sao gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao chậm giải ngân?

Một số nguyên nhân kể đến như đây là chương trình mới, các ngân hàng thương mại đang hoàn thiện văn bản hướng dẫn triển ...

ha nam thai binh xin thi diem thue dat dan roi cho dn thue lai san xuat nong nghiep Hơn 100.000 tỷ đồng cho vay nông nghiệp sạch

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến cho biết, các ngân hàng thương mại đã đăng ký số tiền hơn 100.000 ...

ha nam thai binh xin thi diem thue dat dan roi cho dn thue lai san xuat nong nghiep Tích tụ ruộng đất phải theo quy luật thị trường

Không nên cản trở tích tụ ruộng đất vì nó đang diễn ra tự nhiên.

Linh Lê