|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá phân bón đồng loạt đứng yên trên thị trường cả nước trong ngày 8/5

09:06 | 08/05/2024
Chia sẻ
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (8/5) không có điều chỉnh mới ở khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ . Phân NPK 16 - 16 - 8 Đầu Trâu, Phú Mỹ có giá dao động trong khoảng 720.000 - 750.000 đồng/bao.

Giá phân bón hôm nay tại khu vực miền Trung

Theo khảo sát, giá phân bón tại khu vực miền Trung hôm nay (8/5) đi ngang. 

Cụ thể, phân kali bột Phú Mỹ, Hà Anh duy trì ổn định, mức giá lần lượt là 540.000 - 580.000 đồng/bao, 540.000 - 590.000 đồng/bao.

Tương tự. phân lân Lào Cai có giá bán thấp nhất, rơi vào khoảng 250.000 - 280.000 đồng/bao. 

Đơn vị tính: đồng/bao

MIỀN TRUNG

Tên loại

Ngày 8/5

Ngày 6/5

Thay đổi

Phân URÊ

Phú Mỹ

540.000 - 570.000

540.000 - 570.000

-

Ninh Bình

530.000 - 570.000

530.000 - 570.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Đầu Trâu

940.000 - 980.000

940.000 - 980.000

-

Song Gianh

920.000 - 960.000

920.000 - 960.000

-

Phân KALI bột

Phú Mỹ

540.000 - 580.000

540.000 - 580.000

-

Hà Anh

540.000 - 590.000

540.000 - 590.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Đầu Trâu

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Phú Mỹ

720.000 - 750.000

720.000 - 750.000

-

Lào Cai

720.000 - 740.000

720.000 - 740.000

-

Phân Lân

Lâm Thao

250.000 - 280.000

250.000 - 280.000

-

Lào Cai

250.000 - 270.000

250.000 - 270.000

-

Số liệu: 2nong.vn

Giá phân bón hôm nay tại khu vực Tây Nam Bộ

Thị trường phân bón ở khu vực Tây Nam Bộ hôm nay (8/5) trầm lặng. 

Trong đó, phân NPK 20 - 20 - 15 Ba con cò vẫn giữ giá niêm yết từ 850.000 đồng/bao đến 970.000 đồng/bao. 

Song song đó, giá phân kali miểng Cà Mau neo mốc ở giá 500.000 - 525.000 đồng/bao, giữ nguyên so với với ngày hôm trước (6/5)

Đơn vị tính: đồng/bao

TÂY NAM BỘ

Tên loại

Ngày 8/5

Ngày 6/5

Thay đổi

Phân URÊ

Cà Mau

515.000 - 530.000

515.000 - 530.000

-

Phú Mỹ

480.000 - 530.000

480.000 - 530.000

-

Phân DAP

Hồng Hà

1.025.000 - 1.080.000

1.025.000 - 1.080.000

-

Đình Vũ

760.000 - 800.000

760.000 - 800.000

-

Phân KALI Miểng

Cà Mau

500.000 - 525.000

500.000 - 525.000

-

Phân NPK 16 - 16 - 8

Cà Mau

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Phú Mỹ

650.000 - 680.000

650.000 - 680.000

-

Việt Nhật

630.000 - 650.000

630.000 - 650.000

-

Phân NPK 20 - 20 - 15

Ba con cò

850.000 - 970.000

850.000 - 970.000

-

Số liệu: 2nong.vn

 

Sớm giải quyết các vướng mắc để ứng dụng, phát triển silic trong phân bón

Chia sẻ tại hội thảo từ thực tế sản xuất doanh nghiệp, ông Hà Huy San, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Ninh Bình, nhìn nhận, cây hút nhiều silic giúp tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp. Các loại cây khi được cung cấp silic cũng đều tăng năng suất.

Đặc biệt, hàm lượng SiO2 trong phân bón đặc biệt trong phân lân nung chảy rất có ích cho cây trồng. Do đó, ông San cho rằng, việc phân tích thành phần SiO2 hữu hiệu trong phân bón phải căn cứ nguồn gốc chủng loại phân bón.

Đối với các loại phân bón silicat kiềm, phân lân nung chảy, NPK có thành phân  lân nung chảy khi phân tích SiO2 cần lựa chọn tiêu chuẩn TCCS 772: 2020/BVTV.

Trước khi Nghị định 108/2017/ NĐ-CP ngày 20/9/2017 ra đời trên bao bì phân lân nung chảy Ninh Bình có ghi rõ thành phần SiO2: 25%-30%. Khi Nghị định 108/2017/NĐ-CP ra đời và sau đó QCVN 01-189:2019/BNNPTNT không có thành phần SiO2 trong phân lân nung chảy và quy định việc phương pháp thử Silic hữu hiệu theo TCVN 1407:2016 nên trên bao bì phân lân nung chảy Ninh Bình không được ghi thành phần SiO2.

ông Hà Huy San, nêu đề xuất, vì quyền lợi nhà sản xuất và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Phân lân Ninh Bình kiến nghị Hiệp hội phân bón, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) xem xét, bổ sung thành phần SiO2 trong phân lân nung chảy, bổ sung phương pháp thử SiO2 theo TCCS 772:2020/BVTV vào quy chuẩn quốc gia về phân bón.

Cùng kiến nghị quy chuẩn phân tích, ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, cũng cho rằng, cần sớm có quy chuẩn phương pháp phân tích xác định hàm lượng silic trong đất, phân bón và cây trồng để đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế về nghiên cứu và thương mại phân bón silic.

Đồng thời, ông Huấn kiến nghị thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng silic dạng nano (SiNPs) trong phân bón nhằm khai thác tác dụng của silic đối với cây và đất đồng thời hạn chế tồn tại của các nguồn cung nguyên liệu silic trong sản xuất phân bón quy mô công nghiệp.

Tiếp nhận các kiến nghị, Tiến sĩ Phùng Hà. cho biết, ngay sau Hội thảo, Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp trình lên Bộ NN-PTNT và Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng để sớm giải quyết các vướng mắc trong ứng dụng và phát triển silic trong phân bón, theo Báo Nông Nghiệp.

 Ảnh: Gia Ngọc

 

Gia Ngọc