|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng mạnh, có loại tăng tới 400 - 500 đồng

11:06 | 16/01/2018
Chia sẻ
Tuần trước, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh trước kỳ vọng thị trường gạo châu Á sẽ giao dịch nhiều hơn, đặc biệt là từ Philippines, Trung Quốc sau dịp Tết Nguyên Đán, trong khi Bangladesh dự kiến vẫn mua hàng ổn định. 

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 11/1 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước
Lúa khô loại thường 6.000 - 6.100 + 200
Lúa khô loại dài 6.200 - 6.300 + 100
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.000 - 8.200 + 400 - 500
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 7.600 - 7.700 + 300
Gạo thành phẩm 5% tấm 8.700 - 8.800 + 200
Gạo thành phẩm 15% tấm 8.450 - 8.650 + 200 - 300
Gạo thành phẩm 25% tấm 8.200 - 8.300 + 200

Tính đến ngày 11/1, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch xong vụ lúa Thu Đông với năng suất khoảng 5,3 tấn/ha.

Đồng thời, nông dân cũng đã xuống giống vụ Đông Xuân 2017 - 2018 được khoảng 1,350 triệu ha so với diện tích kế hoạch 1,560 triệu ha, và hiện đã thu hoạch được khoảng 40.000 ha.

Cũng theo số liệu của Cục, xuất khẩu gạo trong hai tháng cuối năm 2017 đạt 575.460 tấn, trị giá 266,206 triệu USD (giá FOB). Lũy kế xuất khẩu gạo của cả năm ngoái đạt 5,772 triệu tấn, tương đương trị giá 2,539 tỷ USD (giá FOB).

gia lua gao tai dbscl tang manh co loai tang toi 400 500 dong
giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng mạnh trước kỳ vọng về hợp đồng với Philippines. (Ảnh: Reuters)

Tình hình xuất khẩu tại một số thị trường chính

Tại Việt Nam, giá gạo tuần này bật tăng trước kỳ vọng có thể giành được hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo của Philippines. “Giá tăng vì thị trường đồn đoán rằng Philippines sẽ mời thầu hợp đồng nhập khẩu 250.000 tấn gạo vào cuối tháng 1,” một thương lái ở TP.HCM nói. Cho tới lúc đó, thị trường gạo Việt Nam hiện vẫn đang giao dịch thưa thớt vì tồn kho đã cạn.

Tại Ấn Độ, giá gạo tuần này tăng vì Bangladesh tiếp tục mua gạo. Thương nhân từ Bangladesh đang tích cực mua gạo từ vụ mới bởi vì giá tại Bangladesh vẫn tăng. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ theo đó có thể tăng 22% trong năm 2017 lên kỷ lục 12,3 triệu tấn.

Tại Pakistan, xuất khẩu gạo basmati tăng khoảng 2,8% trong giai đoạn từ tháng 7 - 11/2017, đạt 144.093 tấn so với xuất khẩu cùng kỳ năm trước.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Philippines, Hội đồng Lương thực Quốc gia NFAC) chấp thuận nhập khẩu 250.000 tấn gạo để bù đắp tồn kho đang giảm. NFAC là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của NFA. Số liệu cho thấy tồn kho gạo NFA chỉ đủ cho 3 ngày, thấp hơn nhiều yêu cầu là 15 ngày.

Tại Indonesia, Bộ Thương mại nước này cho biết sẽ tăng cường nhập khẩu để thúc đẩy tồn kho, vì giá liên tục tăng trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, Indonesia chủ trương nhập khẩu gạo cao cấp để không gây thiệt hại cho nông dân. Số liệu từ Cơ quan Hậu cần Quốc gia (Bulog) cho thấy tồn kho gạo hiện tại ở mức 950.000 tấn mà phần lớn lại là gạo cấp thấp được dùng để hỗ trợ cho gia đình có thu nhập thấp. Trong khi đó, tồn kho gạo cho thương mại giảm còn 11.000 tấn.

Cục nhận định, thị trường gạo thời gian tới sẽ giao dịch nhiều hơn, đặc biệt là từ Philippines, Trung Quốc sau dịp Tết Nguyên Đán. Trong khi đó, Bangladesh dự kiến ổn định đến quý 1/2018. Thương mại với châu Phi sẽ chững lại trong hầu hết quý 1/2018.

Thanh Tùng

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.