Giá đường xuống thấp, người trồng mía như... ngồi trên lửa
Mùa mía 'đắng' của ngành đường | |
Hội nhập ngành mía đường - Kinh nghiệm từ Thái Lan | |
Mía đường ngắc ngoải chờ giải cứu |
Người dân trồng mía vùng nguyên liệu của Nhà máy đường KCP Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên đang bắt đầu vào vụ thu hoạch năm 2018. Bao hy vọng, háo hức có một mùa mía thắng lợi như vài năm trước đã vụt tan. Giá mía đã giảm khá mạnh, trong khi đó chi phí thu hoạch, vận chuyển mía về nhà máy lại tăng vọt.
Mía đã được người dân khai thác đưa ra ngoài chờ xe chở đến nhà máy đường. |
Giá mía hiện tại được nhà máy đường KCP Sơn Hòa tỉnh Phú Yên thu mua với giá 770 - 800 đồng/tấn. Theo một số người dân trồng mía tại thôn Nhất Sơn, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, Phú Yên, với giá đó, người dân không có lãi.
“Một số hộ trồng mía tự phát, nhỏ lẻ nếu không được nhà máy bao tiêu thì thua lỗ vì giá phân bón và công vận chuyển lên cao” - ông Huỳnh Khắc Vũ (43 tuổi, thôn Nhất Sơn, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, Phú Yên) chia sẻ.
Nhiều diện tích mía đã tới đợt khai thác nhưng vẫn chưa được khai thác vì giá mía xuống thấp. |
Ông Huỳnh Xuân Thọ (81 tuổi) trồng được 2ha mía được nhà máy đường KCP Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên bao tiêu nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ thua lỗ vì giá phân bón và chi phí vận chuyển cao.
Ông Thọ buồn bã: “Trước đây gia đình cũng trồng được nhiều nhưng vì giá mía mấy năm nay xuống thấp nên gia đình chuyển đất sang canh tác cây sắn, ngô… không trồng mía nhiều nữa”. Một khó khăn nữa, theo các hộ trồng mía ở Hòa Hội là nơi này chưa được đầu tư hệ thống tưới nước cho mía.
Ông Thọ phân trần: “Nhiều hộ trồng nhỏ lẻ thì cũng có trường hợp cắt giảm để bán ra bên ngoài thay vì bán cho nhà máy để được giá hơn". Người trồng mía xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa, Phú Yên) mong muốn nhà nước có giải pháp để giá mía được ổn định, giúp người dân trồng mía có lãi.