|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá dầu giảm tiếp hơn 1% sau báo cáo tồn kho dầu của API

07:20 | 08/02/2017
Chia sẻ
Trong phiên 7/2, giá dầu tiếp tục chịu áp lực giảm do tồn kho dầu tại Mỹ tăng mạnh, dấy lên lo ngại rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ bị "vô hiệu quá" trước sự phục hồi trong sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Giá dầu giảm tiếp hơn 1% . Ảnh: REUTERS/Kham

Cụ thể, giá dầu Brent giảm 1,2% xuống 55,05 USD/thùng; trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ cũng giảm 1,6% xuống 52,17 USD/thùng.

Thậm chí sau giờ giao dịch chính thức khi Viện Dầu mỏ Mỹ (API) công bố số liệu tồn kho ước tính của tuần trước, dầu Brent và dầu WTI tiếp tục rớt giá xuống lần lượt ở 54,70 USD/thùng và 51,75 USD/thùng.

Theo đó, tồn kho dầu Mỹ ước tăng tới 14,2 triệu thùng trong tuần trước; và nếu đúng, đây sẽ là tuần tăng thứ 5 liên tiếp và cũng là đợt tồn kho dầu Mỹ tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2016. Hiện tại, giới chuyên gia phân tích dự báo tồn kho dầu Mỹ chỉ tăng 2,5 triệu thùng trong cùng kỳ.

Trong khi thị trường đang có dấu hiệu chậm cầu thì việc tồn kho dầu cũng như số giàn khoan tại Mỹ liên tục tăng như hiện nay đang dấy lên nhiều lo ngại rằng, thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ bị "vô hiệu quá" trước sự phục hồi trong sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.

Chuyên gia phân tích dầu mỏ Michael Wittner tại ngân hàng Societe Generale cho rằng, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ còn phục hồi nhanh hơn dự kiến trong thời gian tới. "Số giàn khoan tăng chóng mặt, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong suốt 3 năm qua, sẽ tạo nguồn cung dầu rất lớn tại Mỹ," ông Wittner dự báo.

Nguồn cung tăng, ngược lại nhu cầu tiêu thụ dầu lại có dấu hiệu suy yếu. Đặc biệt là ở Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong năm 2016 ở mức chậm nhất 3 năm qua, theo số liệu của Reuters.

Oanh Oanh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.